Các bạn học sinh lớp 9 cần tìm tài liệu phân tích hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu. Dưới đây là bài văn mẫu chi tiết, các bạn hãy tham khảo để bài viết của mình thêm hấp dẫn nhé!
Bạn đang đọc: Bài văn mẫu lớp 9- phân tích hình ảnh đầu súng trăng treo
Hình ảnh ánh trăng dịu dàng, đẹp đẽ luôn xuất hiện trong thơ ca như một gia vị của tình cảm con người, tình yêu đôi lứa. Phân tích hình ảnh đầu súng trăng treo của nhà thơ Chính Hữu, một lần nữa sẽ đưa bạn đọc tới một vẻ đẹp khác của ánh trăng vĩnh hẵng ấy.
Phần mở bài chi tiết phân tích hình ảnh đầu súng trăng treo.
Để phân tích hình ảnh đầu súng trăng treo được trọn vẹn và sâu sắc, các bạn cần tìm hiểu qua về tác giả Chính Hữu. Nhà thơ tên thật là Trần Đình Đắc. Quê ông ở TP Vinh, Nghệ An. Từ nhỏ ông đã rất mê thơ. Từ khi học thành chung ở Vinh, ông đã say thơ Rembô và tập Lửa thiêng của tác giả Huy Cận. Chính những bài thơ củ Huy Cận đã khơi gợi và kích thích tình yêu thơ tha thiết của Chính Hữu. Sau đó, ông học tú tài ở Hà Nội và bắt đầu là thơ, chủ yếu là thơ tình. Năm 1945, ông tham Cách mạng.
Mặc dù số lượng thơ ông ra mắt độc giả không nhiều, nhưng luôn để lại ấn tượng sâu sắc. Bởi thơ ông có phong cách riêng, vừa mộc mạc lại thấm đẫm tình người. Có thể nói, thơ ông ngắn gọn, súc tích nhưng gaifu tính khái quát, rất triết lý và có chiều sâu. Mỗi câu thơ luôn khơi gợi trong trí liên tưởng của độc giả nhũng điều ngoài sức tưởng tượng. Thơ ông có một số tác phẩm tiêu biểu như Đồng chí, Ngọn đèn đứng gác, Đường ra mặt trận… Thơ của công còn được phổ nhạc nên ngày càng được nhiều độc giả yêu thích và mến mộ.
Bài thơ Đồng Chí, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc không bởi chỉ vì nội dung ý nghĩa mà còn có những hình ảnh độc đáo. Đặc biệt nhất phải kể đến hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong câu thơ cuối. Đây là hình ảnh vô cùng đặc sắc, bởi trước đầu súng, thường sẽ là quân giặc sẽ là những điều gì xấu xa cần loại bỏ. Nhưng với Chính Hữu, trước đầu súng bây giờ là hình ảnh ánh trăng, đang treo mình vắt vẻo. Hình ảnh lãng mạn, nhẹ nhàng và thanh khiết đến vô ngần.
Phần thân bài cụ thể
Trước khi đi vào phân tích cụ thể hình ảnh “đầu súng trăng treo”, các bạn hãy tìm hiểu nội dung khát quát của toàn bộ tác phẩm Đồng chí.
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
…………………………
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Luận điểm 1: Khái quá nội dung bài thơi “Đồng chí”
Tác phẩm Đồng Chí được nhà thơ Chính Hữu sáng tác vào mùa xuân 1948. Đây là thời kỳ đầu của cuộc Cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp. Lúc này, tác giả đang cùng đồng đội chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông. Trong những giây phút nghỉ ngơi sau cuộc giao tranh liên tục, Chính Hữu đã xuất thần, viết lên những ánh thơ ca lay động lòng người.
Đồng Chí là câu chuyện của những người lính bộ đội Cụ Hồ, xuất thân từ những chàng trai nông dân nghèo. Từ khắp mọi miền quê trên cả nước, họ cùng về đây để chiến đấu chung cho một lý tưởng cao đẹp. Họ cùng nhau trải qua những ngày gian khổ, “đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ/ Đồng chí”. Các anh lính bộ đội Cụ Hồ ấy cùng mang trong mình niềm thương và nỗi nhớ quê nhà, để rồi san sẻ với nhau cả những mảnh quần áo vá. Đói khổ, thiếu thốn nơi chiến trường lạnh giá nhưng các anh đã “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” và để rồi hiên ngang, bất khuất “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo”.
Cả bài thơ là bức tranh về đời sống chân thực sinh động của các chiến sĩ Cách mạng thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp. Tuy đói thiếu thốn về vật chất nhưng họ lại giàu có về tinh thần. Bởi không ai coi nhau là xa lạ, mà tất cả đều là đồng đội, đồng chí. Tất cả đều chung ý chí quyết hy sinh cho tự do độc lập của dân tộc. Bởi đó cũng chính là niềm hạnh phúc của bản thân, của gia đình, của xóm làng.
Luận điểm 2: Vẻ đẹp lãng mạng của “đầu súng trăng treo”
Bài thơ kết thúc với hình ảnh “đầu súng trăng treo” vô cùng ấn tượng và để lại nhiều nỗi ám ảnh với độc giả. Nếu toàn bộ những câu thơ bên trên trong bài thơ đều miêu tả về cuộc sống cực khổ đói rét nơi chiến trường rừng thiêng nước độc, với những nỗi niềm chia ngọt sẻ bùi cùng nỗi nhớ quê hương da diết, thì ở 3 câu thơ cuối lại toát lên tâm thế kiên cường, gan dũng của các anh bộ đội Cụ Hồ.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Trong đêm khuya thanh văng của rừng hoang với những màn sương muối độc hại, các anh đã đứng sát bên nhau, ung dung, bình tĩnh “chờ giặc tới”. Để rồi, vô tình ánh trăng dịu dàng trên bầu trời đã treo trên đầu ngọn súng của các anh tự bao giờ. Trong con mắt các chiến sĩ khác, hình ảnh đó chẳng có gì khác lại nhưng với nhà thơ Chính Hữu, trong tâm hồn thi sĩ ấy nó lại là hình ảnh vô cùng lãng mạn. Vừa thực vừa ảo.
Bởi “súng” và “trăng” dường như là hai hình ảng đối lập nhau. Súng tượng trưng cho sự cứng cáp, cho những cuộc chiến đấu, cho sự chết chóc. Trong khi, ánh trăng đại diện cho sự dịu dàng, mềm mại, cho cuộc sống hòa bình, cho những điều lý tưởng. Súng còn là chất mạnh mẽ kiên cường trong người chiến sĩ, còn ánh trăng là xúc cảm trữ tình trong người thi sĩ. Hai điều ấy hòa quyện vào nhau trong một bức tranh, trông vừa hư ảo vừa chân thực, vừa gần gũi nhưng không kém phần khác lạ. Thật sự trong nền thi ca Việt Nam, hiếm có hình tưởng nào lại vừa đẹp đẽ, vừa mang đầy đủ ý nghĩa sâu sắc như “đầu súng trăng treo” của nhà thơ Chính Hữu. Điều này không chỉ thể hiện tài năng quan sát của ông mà còn bộc lộ khả năng liên tưởng, khoái quát hình ảnh với những ngôn từ không thể chính xác hơn. Hình ảnh này còn là vẻ đẹp cao cả, bình dị trong tâm hồn người chiến sĩ. Lúc chiến đấu họ vô cùng bất khuất, gan dạ nhưng khi không chiến đấu họ cũng văn nghệ, cũng đáng yêu như ai.
Luận điểm 3: Vẻ đẹp lý tưởng của hình ảnh “đầu súng trăng treo”
Phân tích hình ảnh đầu súng trăng treo không thể không nhắc tới vẻ đẹp lý tưởng sống của các chiến sĩ bộ độ cụ Hồ. Đầu súng của họ trăng treo còn thể hiện tư tưởng chiến đấu vì hòa bình, vì công lý, vì tự do. Họ thấu hiểu lý tưởng cao đẹp mà Cách mạng hướng đến. Họ không tranh đấu vì cá nhân, vì của cải tiền bạc. Mà đơn giản để lấy lại nền độc lập của dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. “Đầu súng trăng treo” còn là khát vọng của chiến sĩ về một cuộc sống không đạn bom. Ở đó, sẽ chỉ có ánh trăng hòa bình bao trùm lên tất cả, kể cả đầu ngọn súng. Ở đó, ngọn súng sát khí kia sẽ chỉ là như vật vô dụng, làm nền cho ánh trăng lãng mạn, tượng trưng cho tình yêu và vẻ đẹp tâm hồn.
Có thể nói, hình ảnh “đầu súng trăng treo” không chỉ lột tả bức tranh chiến đấu trong rừng sâu nước thẳm của các chiến sĩ, mà còn bộc lộ tâm tư tình cảm của các anh bộ đội Cụ Hồ.
Luận điểm 4: So sánh vẻ đẹp ánh trăng trong trong một số tác phẩm thơ Cách mạng khác
Hình ảnh ánh trăng đã xuất hiện trong khá nhiều tác phẩm thơ ca. Trong đó, nhà thơ Nguyễn Duy cũng từng miêu tả ánh trăng trong rừng chiến đấu là “vầng trăng thành tri kỷ”, đó là “vầng trăng tình nghĩa”.
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ…
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa…”
Đúng như tâm tư tình cảm của nhà thơ Chính Hữu dành cho ánh trăng trong những ngày ở chiến trận. Ánh trăng là nhân chứng cho tình cảm chân thành của các đồng chí với nhau. Ánh trăng còn là người bạn thân thuộc, đứng gác cùng các chiến sĩ mỗi đêm. Trăng treo trên đầu súng như để bầu bạn, trò chuyện với chiến sĩ. Bởi thế trăng trong thơ Nguyễn Duy, hay thơ Chính Hữu đều rất nghĩa tình. Trăng xoa dịu nỗi đau, trăng làm tan nỗi buồn nhớ. Trăng sưởi ấm giữa đêm đông sương muối. Trăng hạ nhiệt cho những cây súng phải đêm ngày chiến đầu vì hòa bình.
Thật là những ánh trăng mang vẻ đẹp và ý nghĩa diệu kỳ mà chỉ có những chiến sĩ với tâm hồn thi sĩ như Chính Hữu mới có thể vẽ nên.
Kết bài chi tiết phân tích hình ảnh đầu súng trăng treo
Có thể nói, bài thơ Đồng Chí là một trong những tác phẩm thơ Cách mạng nổi tiếng nhất. Cho đến tận ngày nay, bài thơ vẫn được rất nhiều độc giả yêu mến và đón đọc. Không những thế, bài thơ đã được phổ nhạc và trở thành bài hát rất được các chiến sĩ bộ đội yêu thích và ngân nga.
Phân tích hình ảnh đầu súng trăng treo trong tác phẩm không chỉ giúp độc giả thêm yêu một vẻ đẹp khác của ánh trăng mà còn phô diễn tài năng thơ ca của tác giả Chính Hữu. Bài thơ Đồng Chí theo thể thơ tự do. Nó như là một lời tự sự, hay là những trang nhật ký chung của các các chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ. Nó cũng giống như một cuốn album ảnh với đầy đủ các bức hình của chiến sĩ. Từ lúc làm quen nhau, cho đến những tháng ngày trải qua gian khổ, và bức ảnh cuối cùng đó là hình ảnh đặc tả “đầu súng trăng treo”. Bức ảnh ấy ở kết bài khiến độc giả day dứt ám ảnh khôn nguôi. Vừa thương vừa cảm phục các anh bộ đội.
Phân tích hình ảnh trăng treo đầu súng, càng thêm yêu mến các anh chiến sĩ. Những lúc chiến đấu, họ quên mọi nỗi đau, quên mọi nỗi nhớ để hết mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhưng khi ở bên nhau, đứng canh gác, họ vẫn dành cho nhau những thứ tình cảm đồng chí, đồng đội thật trong sáng, thật nên thơ. Dường như, với các chiến sĩ, nhưng gian lao vất vả thể xác, không bao giờ khuất phục được tinh thần yêu chuộng hòa bình và trái tim bất khuất của họ.