Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại nhất của nước Việt Nam mà còn là một nhà báo, nhà thơ, nhà văn lỗi lạc tài hoa. Phân tích Mộ (Chiều tối) trong tập thơ Nhật ký trong tù, các bạn sẽ thấy rõ hơn tâm hồn thi sĩ trong người anh hùng vang danh thế giới ấy.
Bạn đang đọc: Bài văn mẫu phân tích Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh đặc săc nhất
Dưới đây là tài liệu mẫu phân tích Mộ (Chiều tối) một trong những tác phẩm nổi tiếng trong tập thơ Nhật ký trong tù của Bác. Bài phân tích được chia thành nhiều luận điểm rõ ràng, giúp các bạn học sinh dễ dàng tham khảo và vận dụng vào bài làm văn của mình đạt hiệu quả cao nhất.
Chi tiết mở bài phân tích Mộ
Trước khi đi vào phân tích Mộ, các bạn điểm lại một số nét nổi bật trong sự nghiệp Cách mạng của Bác và sự nghiệp văn chương của Người.
Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung. Quê Người ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Bác sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Năm Bác lên 10 tuổi, mẹ mất, Bác phải bế em trai đi xin sữa khắp xóm. Cuộc sống nghèo khổ nơi quê nhà, cùng những áp bức bóc lột mà dân làng phải chịu đã tác động mạnh mẽ tới cậu bé Sinh Cung lúc bấy giờ. Lớn lên, sau khi học hết bậc Thành chung, Bác bắt đầu tham gia các hoạt động Cách mạng. Và rồi sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn bể, Người đã trở về và lãnh đạo đất nước đi đến con đường giải phóng dân tộc.
Ngày 2/9/1969, Người ra đi với tiên tổ trong niềm tiếc thương vô hạn của toàn thể người dân Việt Nam và những ai yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Nhưng trước lúc ra đi, Người đã để lại cho muôn đời không chỉ sự nghiệp Cách mạng vẻ vang, đường lối tư tưởng đúng đắn mà còn là những áng văn chương bất hủ. Ngoài bản Tuyên ngôn độc lập và những câu nói còn mãi với thời gian, những tác phẩm thơ văn của Bác được nhiều người yêu thích như Nhật ký trong tù.
Nhật ký trong tù là tác phẩm bác viết bằng chữ Hán, ra đời trong khoảng thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Trong tập thơ ấy, thời gian và không gian hoàng hôn được Bác miêu tả khá nhiều qua những bài thơ như Xế chiều, Hoàng hôn, Cảnh chiều hôm, Chiều tối (Mộ)… Mỗi bài thơ mang một màu sắc, tâm trạng khác nhau. Nhưng trong Mộ (Chiều tối), bức tranh về cuộc sống con người, tinh thần lạc quan và sự tươi sáng trong tâm hồn Bác vẫn được thể hiện rõ nét nhất.
Mộ
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không.
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
Dịch nghĩa
Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,
Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không;
Thiếu nữ xóm núi xay ngô,
Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ.
Dịch thơ
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
Chi tiết thân bài
Luận điểm 1: phần Tổng
Mộ, được Hồ Chí Minh sáng tác lấy nguồn cảm hứng trong lần trên đường bị quân giặc giải đi chuyển nhà lao. Khi đó, vào khoảng thời điểm trời sắp tối và người tù ấy bị giải đi giữa một miền núi hoang vắng nhưng cũng rất đỗi nên thơ.
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không.
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng)
Nếu là nhiều người tù nhân khác, trên đường di chuyển đầy mệt mỏi ấy sẽ thấy cuộc sống thật chán chường và đầy bi thương và uất ức. Nhưng với Hồ Chí Minh thì ngược lại, với trái tim nhân hậu yêu đời, yêu người, yêu thiên nhiên, cuộc sống, tâm hồn và tầm nhìn của Bác đã vượt qua khỏi giới hạn của chuyến lao tù. Người đã trải lòng mình với cảnh quan vũ trụ, đã thả hồn mình bay theo những cánh chim, theo những hình ảnh thân thương của miền sơn cước. Để rồi, toát lên những vần thơ đầy tâm trạng nhưng cũng chan chứa tình yêu thương.
Luận điểm 2: phần Phân
Phân tích Mộ, độc giả có thể thấy, ngay câu thơ đầu, tác giả đã bắt đầu bằng hình ảnh của một ngày sắp kết thúc. “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ)”. Đúng vậy, đây là hình ảnh ta thường thấy của đàn chim khi chúng quay về tổ sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi. Chúng bay về khu rừng, ngôi nhà quen thuộc để ngủ. Cũng giống như con người, cả ngày đi làm mệt mỏi thì khi đêm tối, ngày hết sẽ về nhà để nghỉ ngơi. Có thể thấy, người tù nhân không vừa đi vừa cúi gằm mặt xuống đất mà hướng cái nhìn lên khoảng không bao la và nhận thấy ngày sắp tàn, đàn chim đã về tổ, bóng tối đã dần bao trùm khắp vũ trụ. Thế nhưng, người tù nhân vẫn chưa được dừng lại mà vẫn tiếp tục đi và không biết là đi đâu và đi đến bao giờ. Liệu có được về tổ ấm để nghỉ ngơi như đàn chim kia không? Qua câu thơ, độc giả phần nào cảm nhận được một nỗi buồn u sầu man mác phảng phất đâu đó trong tâm hồn tác giả. Dường như, người tù đang cảm thương cho cảnh mất tự do, bị giam cầm nơi đất khách quê người của chính mình, đồng thời cũng là nỗi nhớ quê hương tổ ấm của người tù đang khát khao được trở về quê hương đất nước.
Bức tranh chiều tối chưa dừng lại ở đó mà tác giả tiếp tục phác họa thêm một chút ánh sáng mờ nhạt còn vương vấn, giúp nhà thơ nhận ra những chòm mây lửng lờ trôi giữa không trung bao la: “Cô vân mạn mạn độ thiên không. (Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)”. Khi đọc những ca từ tiếng Hán, nghe thật êm tai và như có nhạc điệu. Tuy nhiên khi dịch ra tiếng Việt, phần nhạc thơ ấy không được rõ nét lắm. Âu cũng là cái thiệt khi thơ ca chuyển ngữ. Mặc dù vậy, qua phần dịch thơ, độc giả vẫn phần nào cảm nhận được vẻ đẹp mê hoặc của bức tranh hoàng hôn buồn mênh mang ấy. “Cô vân” nghĩa là đám mây cô đơn, trôi chậm nhẹ giữa từng không. Một khung cảnh đẹp nhưng khơi gợi sự đơn côi, lạc lõng của chòm mây cũng như chính tâm trạng của người đi đường. Quả thực, hai câu thơ tả cảnh chim và mây nhưng chính là mượn hình ảnh đó để thổ lộ, giải bày tâm sự của người tù nhân đang bị mất tự do, mất nước. Thật là một cách dùng cảnh để tả tình thật tinh tế và tài năng của Hồ Chí Minh.
Nếu như hai câu trên tác giả phác họa nền trời cùng những cảnh chim, thì hai câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã tô điểm thêm bằng sự xuất hiện của con người. Giữ cánh núi rừng mênh mông chập choạng tối ấy, bỗng nổi bật lên hình ảnh bếp lửa hồng cùng với cô em xóm núi: “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc/ Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng (Cô em xóm núi xay ngô tối/ Xay hết, lò than đã rực hồng)”.
Đang đi giữa cảnh núi rừng hoang vu, bất chợt, người đi đường thấy xa xa cảnh tượng một bếp lò than rực hồng cùng với người thôn nữ đang say sưa lao động.. Một cảnh tượng bình thường diễn ra hàng ngày, nhưng ngay lúc này đây, với người tù đã phải đi đường nhiều ngày và bị mệt mỏi thì cảnh đó hiện ra thật diễm lệ và gây xúc động mạnh mẽ. Đó chính là hình ảnh của sự sống. Đó là hình ảnh bình dị bình thường của người lao động tự do. Sau một ngày làm ngoài đồng ruộng, tối về bên bếp lửa gia đình, cô gái nhỏ say xưa xay ngô tối khiến hồn người trở nên ấm áp đến lạ. Hai hình ảnh ấy xuất hiện trong bóng xế chiều tàn, đã khiến bức tranh hoàng hôn đang ảm đạm trở nên có sức sống, có sự tươi vui hơn. Qua đây, độc giả cũng có thể nhận thấy tình yêu dành cho những con người lao động vất vả của tác giả. Dù trên mảnh đất quân thù nhưng người tù nhân ấy vẫn trân trọng không phân biệt mà vẫn dành trọn cái nhìn âu yếm với người dân lao động. Kết thúc bài thơ, tác giả đóng dấu bằng một từ “hồng”. Dường như tác giả muốn gửi gắm, muốn ấp ủ trong tim mình ngọn lửa bình dị, ngọn lửa đơn sơ của cuộc sống ấy.
Luận điểm 3: phần Hợp
Phân tích Mộ, một lần nữa, chúng ta lại nhận thấy tâm hồn vĩ đại của Hồ Chí Mình. Mặc dù đang trong tình cảnh tù đày, bị giải đi trên những chặng đường xa xôi, gian nan cô độc và mệt mỏi. Thế nhưng, tác giả vẫn nhìn thấy trong cảnh chiều tan ấy sự ấm áp của gia đình, của sự sống của tình yêu lao động.
Kết bài chi tiết phân tích Mộ
Qua bốn câu thơ nhưng độc giả có thể thấy một bức tranh thiên nhiên và con người hòa quyện thật đẹp. Những nét chấm về hình ảnh cô em xóm núi đang xay ngô tối bên ánh lửa hồng bập hùng đã trở thành điểm trung tâm, nổi bật giữa khung cảnh thiên nhiên buổi chiều. Hai hình ảnh của con người ấy dường như đẩy lùi cánh chim mỏi mệt và chòm mây lơ lửng về phía hậu cảnh, và chỉ để lại tiền cảnh là sự sống đầy mạnh mẽ của con người. Đó thực sự là một bức tranh tả thực đầy sống đống về cuộc sống đời thường thấm đượm sự ấm áp và yên bình.
Phân tích Mộ, chúng ta biết rằng bài thơ được viết theo luật thơ Đường, thể Thất ngôn tứ tuyệt. Toàn bài là một bức tranh hài hòa giữa bút pháp nghệ thuật hiện đại và cổ điển. Chúng ta thường bắt gặp hình ảnh chiều tối với mây núi, bầu trời cánh chim, trong rất nhiều bài thơ cùng thời. Đó là những bài thơ dùng thiên nhiên để ước lệ tâm trạng con người. Nhưng trong bài Mộ, ngoài những nét chấm phá theo phong cách cổ điển đó, nhà thơ còn tô đâm thêm hình ảnh dung dị của cuộc sống con người theo lối hiện đại. Qua đó, nhà thơ khẳng định, dù thời gian không gian, thiên nhiên có gian nan đến như thế nào, nhưng chỉ cần con người có đầy sức sống thì vẫn có thể chiến thắng tất cả. Bức tranh thiên nhiên chiều tàn ấy sẽ bị quên lãng bởi tình yêu cuộc sống và lao động của những con người bình dị.