Tài liệu phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà tú sẽ giúp các bạn học sinh hoàn tốt chương trình Ngữ văn 11. Các bạn cùng tham khảo và sử dụng vào bài viết của mình phù hợp nhé. Dưới đây là bài văn mẫu chi tiết.
Bạn đang đọc: Bài văn mẫu phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà tú
Từ lâu, hình tượng người phụ nữ đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác. Không chỉ nói về thân phận, về vẻ đẹp mà còn là nhân phẩm, tính cách của các nhân vật. Điển hình như Thúy Kiều Thúy Vân, như nàng Vũ Xương, như chị Dậu, như nàng chinh phụ… Trong Ngữ văn 11, các bạn học sinh không thể không nhắc tới nhân vật người vợ trong tác phẩm “Thương vợ” của nhà văn Tế Xương. Cùng phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà tú là cách để các bạn thấu cảm và yêu hơn những người phụ nữ như mẹ, như bà như chị của mình.
Mở bài
“Thương vợ” là tác phẩm kinh điển theo phong cách trữ tình của nhà thơ Trần Tú Xương. Bài thơ giống như một lời tâm sự của tác giả với người vợ của mình. Tác phẩm chan chứa sự xót thương nhưng cũng đầy sự âu yếm nồng hậu của tác giả dành cho người vợ đam đảng, thảo hiền.
Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà tú trong Thương vợ, ít ai biết ông Tú Xương là một trong những nhà thơ trào phúng bậc nhất của nền văn học Việt Nam. Thẳm sâu phía sau lời yêu thương với vợ ấy là những lời bộc bạch của ông về thế sự. Ông lấy văn thơ, câu chữ để chế giễu và đả kích sâu cay thói đời ăn ở bạc của xã hội thực dân nửa phong kiến. Để rồi từ đó lột tả được thân phận bi đát ai oán của người phụ nữ thời bấy giờ.
Thân bài
-
Luận điểm 1: Khái quát chung về nội dung bài thơ
Khi đi sâu phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà tú trong Thương vợ, các bạn cần biết đến hoàn cảnh ra đời toàn bộ tác phẩm.
Ông Tú, tên thật là Trần Tế Xương. Ông là người cực kỳ lận đận trong thi cử. Có thể nói là điển hình cho châm ngôn “học tài thi phận”. Dù đã đi thi tám lần nhưng ông vẫn chưa bao giờ chạm đến danh vị cao nhất, chỉ mới ở mức tú tài. Mặc dù ông là có trình độ học vấn rất giỏi. Nhưng vì cái tội ngông quá, nên không hợp với cái chế độ thi cử lạc hậu xưa kia. Thế nên, có đậu tú tài ông cũng chẳng bao giờ được lên làm quan, phải cử nhân mới được làm tri huyện. Vì thế mà cả đời, bà Tú đã phải gần như nuôi ông cùng năm con. Biết thân biết phận, nên ông không dám than trách vợ, chỉ còn cách đem tài hoa của mình mà báo đáp công lao cho bà Tú về mặt tinh thần. Ông viết tặng vợ:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vẵng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
-
Luận điểm 2: Đức tính cao đẹp của bà tú qua câu thơ: “Nuôi đủ năm con với một chồng”
Nếu như câu thơ đầu, ông Tú nói về nghề nghiệp công việc của bà Tú thì đến câu thứ hai ông đã làm nổi bật lên đức tính cao đẹp của bà Tú.
Ông nói: “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Một người phụ nữ làm nghề buôn bán ở mom sông. Tức là một người đã biết cách làm ăn buôn bán, giỏi giang trong việc kiếm tiền, kiếm cơm kiếm gạo. Thế nhưng việc nuôi con nuôi mình thì dễ nhưng để nuôi đủ năm người con với cả chồng cả mình, tổng cộng 7 cái miệng thật không dễ chút nào. Bà “nuôi” tức là bà chấp nhận hy sinh thân mình vì cả gia đình. Không có tình cảm nào cao đẹp thiêng liêng như tình mẹ con. Mẹ có thể đói rét nhưng các con không bao giờ phải chịu như thế. Bởi vậy, ở đây bà Tú vô tình cũng xem chồng như một người con. Không hề ca thán, oán trách mà yêu thương vô điều kiện. Đó chính là đức tính hy sinh cao cả mà bất cứ người phụ nữ Việt Nam nào cũng có. Khi đã làm mẹ, làm vợ, dù có phải chịu khổ cực bao nhiêu với họ niềm vui của chồng con là hạnh phúc của chính mình.
Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú chúng ta cũng nhận ra ông Tú yêu bà, cảm phục bà đến mức nào. Có yêu vợ, có thương vợ thì ông mới chấp nhận thân phận “con” của mình như vậy. Có lẽ , qua câu thơ này, tác giả cũng muốn gửi gắm tới vợ mình lời cảm ơn sâu sắc. Nhờ có sự vất vả của bà, ông cùng các con mới có cái ăn cái mặc, mới được ấm, được học hành. Ông mới có sức mà tu luyện trên con đường học vấn.
-
Luận điểm 3: Năm nắng mười mưa dám quản công
Nếu như trong hai câu thơ “lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông” miêu tả sự vất vả của bà Tú nơi thương trường, thì đến câu thơ tiếp theo, ông Tú lại tiếp tục ca những phẩm hạnh cao đẹp của bà. Ông viết: “Một duyên hai nợ âu đành phận? Năm nắng mười mưa dám quản công”. Trong bài thơ không nói bà Tú là người có học thức hay không nhưng cách hành xử của bà giúp độc giả hiểu rằng, bà là một người biết sống có tình nghĩa, lễ nghi. Bà viết rằng, ông bà đến với nhau là duyên phận. Đã lấy chồng thì phải theo chồng, là chuyện hiển nhiên. Dù chồng thành công hay thất bại thì đó cũng là số phận. Bởi thế, dù làm lụng vất vả quanh năm nhưng bà chẳng bao giờ dám quản công. Không phải bà là một phụ nữ thiếu suy nghĩ mà đơn giản bà là đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam cam chịu số phận thời bấy giờ.
Nhưng cũng may, số phận bà lấy được ông Tú, ngoài con đường công danh trắc trở thì đổi lại ông lại rất thương vợ. Có lẽ với người phụ nữ, không gì đáng quý hơn tình yêu thương của chồng con.
Với cách dùng điển tích “ năm nắng mười mưa” tác giả càng tăng thêm sự trang trọng, sự cao thượng trong đức tính của bà Tú. Dù nắng hay mưa, dù bão going hay bình lặng… tất cả những điều bài làm không phải vì để được ghi công lao mà bởi đó là phận của bà, là do bà tình nguyện.
-
Luận 4: Giá trị nghệ thuật và nhân văn
Khi phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú trong tác phẩm Thương vợ, các bạn không thể không nói đến giá trị nghệ thuật và nhân văn của toàn tác phẩm.
Bài thơ như một bức thư tình của ông Tú dành cho bà Tú. Với lối đảo trật tự câu từ, cho các động từ và tính từ xuất hiện ở đầu câu đã khiến cho hình ảnh và ý nghĩa câu thơ trở nên ấn tượng và ám ảnh hơn bao giờ hết. Những con số cụ thể xuất hiện như năm con một chồng, năm nắng mười mưa… đã giúp tác phẩm thêm chân thực, thêm sống động.
Về giá trị nhân văn, tác phẩm không chỉ ca ngợi vẻ đẹp trong nhân phẩm của người phụ nữ mà cụ thể là bà Tú. Mà còn là lời tâm sự của nhà thơ về thế sự rối ren. Ông thấy chường cái xã hội thực dân nửa phong kiến đó. Bởi ở đấy, người ta sống giả giối, có thói ăn ở bạc bẽo với nhau. Vì thế, ông hay chính bà Tú cũng chỉ là nạn nhân cho cái chế độ thối nát đó mà thôi.
Kết bài
Đọc “Thương vợ” của Trần Tế Xương, các bạn sẽ không khỏi xót xa trước cảnh một người trai nhưng chưa xứng làm trai. Một ông chồng bất lực trước hoàn cảnh xã hội. Thế nhưng lại khâm phục trước tấm lòng thương mến mà ông Tú dành cho vợ.
Đặc biệt, khi phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú càng thấy rõ hơn điều đó. Có lẽ vì bà Tú quá hiền thảo, quá yêu thương chồng con, nên ông Tú cũng mới thương như vậy. Tuy nhiên qua đây ta cũng thấy, thân phận người phụ nữ dưới chế độ cũ thật bạc bèo. Họ hy sinh tất cả vì hạnh phúc gia đình, mà chưa một lần nghĩ tới lợi ích cá nhân. Họ cam chịu số phận chứ khống như thời nay.