THCS.TOANMATH.com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 8 bộ đề tham khảo kiểm tra cuối học kỳ 1 môn Toán 8 năm học 2023 – 2024 phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương; các đề thi được biên soạn theo hình thức 30% trắc nghiệm + 70% tự luận, thời gian làm bài 90 phút; đề thi có ma trận, bảng đặc tả, đáp án và hướng dẫn chấm điểm.
Bạn đang đọc: Bộ đề tham khảo cuối học kỳ 1 Toán 8 năm 2023 – 2024 phòng GD&ĐT TP Hải Dương
1. CÁC HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ VÀ ỨNG DỤNG.
Rút gọn biểu thức. Hằng đẳng thức lập phương của một tổng, một hiệu, tổng và hiệu hai lập phương, tính giá trị biểu thức, tìm x.
* Nhận biết:
– Nhận biết được các khái niệm: đồng nhất thức, hằng đẳng thức.
* Thông hiểu:
– Mô tả được các hằng đẳng thức: bình phương của tổng và hiệu; hiệu hai bình phương; lập phương của tổng và hiệu; tổng và hiệu hai lập phương.
Phân tích đa thức thành nhân tử.
* Vận dụng:
– Vận dụng được các hằng đẳng thức để phân tích đa thức thành nhân tử ở dạng: vận dụng trực tiếp hằng đẳng thức.
– Vận dụng hằng đẳng thức thông qua nhóm hạng tử và đặt nhân tử chung.
2. ĐỊNH LÍ THALÈS TRONG TAM GIÁC.
Định lí Thalès trong tam giác.
* Nhận biết:
– Nhận biết được định nghĩa đường trung bình của tam giác.
* Thông hiểu:
– Giải thích được tính chất đường trung bình của tam giác (đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh đó).
– Giải thích được định lí Thalès trong tam giác (định lí thuận và đảo).
– Giải thích được tính chất đường phân giác trong của tam giác.
* Vận dụng:
– Tính được độ dài đoạn thẳng bằng cách sử dụng định lí Thalès.
– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với việc vận dụng định lí Thalès (ví dụ: tính khoảng cách giữa hai vị trí).
* Vận dụng cao:
– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) gắn với việc vận dụng định lí Thalès.
3. DỮ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ.
Thu thập, phân loại, tổ chức dữ liệu theo các tiêu chí cho trước.
* Vận dụng:
– Thực hiện và lí giải được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước từ nhiều nguồn khác nhau: văn bản; bảng biểu; kiến thức trong các lĩnh vực giáo dục khác (Địa lí, Lịch sử, Giáo dục môi trường, Giáo dục tài chính, …); phỏng vấn, truyền thông, Internet; thực tiễn (môi trường, tài chính, y tế, giá cả thị trường, …).
– Chứng tỏ được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí toán học đơn giản (ví dụ: tính hợp lí trong các số liệu điều tra; tính hợp lí của các quảng cáo, …).
* Nhận biết:
– Nhận biết được mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu đã được biểu diễn. Từ đó, nhận biết được số liệu không chính xác trong những ví dụ đơn giản.
* Thông hiểu:
– Mô tả được cách chuyển dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác.
Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ.
* Vận dụng:
– Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart), biểu liệu và biểu đồ thống kê đã có đồ hình quạt tròn (cho sẵn) (pie chart); biểu đồ đoạn thẳng (line graph).
– So sánh được các dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu.
File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG