Các bài toán về nguyên lý Dirichlet trong số học

Các bài toán về nguyên lý Dirichlet trong số học

Tài liệu gồm 26 trang, được trích đoạn từ cuốn sách Phân dạng và phương pháp giải toán số học và tổ hợp của tác giả Nguyễn Quốc Bảo, hướng dẫn giải các bài toán về nguyên lý Dirichlet trong số học, giúp học sinh ôn tập thi học sinh giỏi Toán bậc THCS và luyện thi vào lớp 10 môn Toán.

Bạn đang đọc: Các bài toán về nguyên lý Dirichlet trong số học

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Giới thiệu nguyên lý Dirichlet.
2. Một số dạng áp dụng của nguyên lý Dirichlet.
+ Nguyên lý Dirichlet cơ bản.
+ Nguyên lý Dirichlet tổng quát.
+ Nguyên lí Dirichlet mở rộng.
+ Nguyên lí Dirichlet dạng tập hợp.
3. Phương pháp ứng dụng.
B. CÁC DẠNG TOÁN THƯỜNG GẶP
Dạng 1: Chứng minh sự tồn tại chia hết.
Thông thường ta coi m số tự nhiên đã cho là m “con thỏ”, các số dư trong phép chia các số tự nhiên đó cho n là những “lồng”; như vậy sẽ có n cái lồng: lồng i (0 ≤ i ≤ b) gồm những số tự nhiên đã cho chia cho n dư i.
Dạng 2: Bài toán về tính chất các phần tử trong tập hợp.
Thông thường ta phải lập ra những tập hợp có tính chất cần thiết rồi sử dụng nguyên lí Dirichlet để chứng tỏ có hai phần tử thuộc hai tập hợp bằng nhau.
Dạng 3: Bài toán liên quan đến bảng ô vuông.
Một bảng vuông kích thước n x n gồm n dòng, n cột và 2 đường chéo. Mỗi dòng, mỗi cột, mỗi đường chéo đều có n ô vuông. Một bảng các ô vuông kích thước m x n gồm m dòng và n cột.
Dạng 4: Bài toán liên quan đến thực tế.
Khi chứng minh sự tồn tại một số đối tượng thỏa mãn điều kiện nào đó, ta thường sử dụng nguyên lí Dirichlet. Điều quan trọng nhất là phải xác định được “thỏ” và “lồng”.
Dạng 5: Bài toán liên quan đến sự sắp xếp.
Các bài toán về sắp xếp chỗ, phân công việc không đòi hỏi nhiều về kiến thức và kĩ năng tính toán, chúng chủ yếu kết hợp suy luận lôgic để xét các khả năng có thể xảy ra với nguyên lí Dirichlet.
Dạng 6: Vận dụng nguyên lí Dirichlet vào các bài toán hình học.
Một số các dạng toán hình học thường gặp:
1) Nếu trên một đoạn thẳng độ dài 1 đặt một số đoạn thẳng có tổng độ dài lớn hơn 1 thì có ít nhất hai trong số các đoạn thẳng đó có điểm chung.
2) Nếu trên đường tròn có bán kính 1 đặt một số cung có tổng độ dài lớn hơn 2π thì có ít nhất hai trong số các cung đó có điểm chung.
3) Trong một hình có diện tích S đặt một số hình có tổng diện tích lớn hơn S thì có ít nhất hai trong số các hình đó có điểm chung.
C. BÀI TẬP ÁP DỤNG
D. HƯỚNG DẪN GIẢI – ĐÁP SỐ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *