Các bạn đang tìm tài liệu phân tích bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa đầy đủ nhất? Bạn đang muốn hiểu thêm về tác giả này cũng như có thể tập tành làm thơ giống ông? Hãy cùng theo dõi tài liệu dưới đây để tìm được lời giải đáp cho những vướng mắc của mình nhé
Bạn đang đọc: Chi tiết bài văn mẫu phân tích bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa hay nhất
Có thể nói, hình ảnh cây dừa từ lâu đã đi vào thơ ca của Việt Nam. Nếu ai biết về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, sẽ không thể không nhớ tớ bài hát Dáng đứng Bến Tre. Trong bài hát, tác nhạc sĩ đã sự ví von cây dừa như dáng đứng của người con gái, thướt tha mĩ miều. Còn khi phân tích bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa, độc giả lại thấy một hình ảnh thật trong trẻo, đáng yêu của cây dừa qua con mắt trẻ thơ.
Mở bài chi tiết phân tích bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa
Trước khi phân tích bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa, các bạn cần hiểu về tác giả cũng như hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Trần Đăng Khoa là một trong những nhà thơ thiếu nhi tiêu biểu trong nên văn học Việt Nam. Ông được mệnh danh là “thần đồng thơ trẻ” khi bắt đầu làm thơ khi lên 4 tuổi. Và lúc lên 8 tuổi, ông đã có những bài thơ đầu tiên in trên báo chí. Lên 10 tuổi, ông là một trong những tác giả hiếm hoi có xuất bản tập thơ thơ “Góc sân và khoảng trời”.
Bài thơ Cây dừa được rút ra từ trong tập Góc sân và khoảng trời. Có nghĩa là lúc tác giả viết bài thơ này, ông chỉ đang là một cậu bé. Bởi vậy, hình ảnh hiện ra dưới ngòi bút, lời thơ của một cậu bé thật hồn nhiên, thật ngộ nghĩnh và hết sức gần gũi. Cùng đi sâu phân tích từng khổ thơ trong bài thơ để thấy được tài hoa chơi chữ của cậu bé Đăng Khoa thủa nào và nhà thơ gạo cội Đăng Khoa ngày nay nhé!
Chi tiết những luận điểm trong thân bài
Luận điểm 1: khổ thơ 1
Cây dừa là hình ảnh quen thuộc xuất hiện rất nhiều ở các vùng thôn quê của Việt Nam. Bởi thế, nó vô cùng thân thiết với lũ trẻ chăn trâu khi mà chiều chiều có thể leo trèo lên đó. Ai cũng nhìn thấy, cũng chơi đấy nhưng không phải ai cũng có tài quan sát, rồi miêu tả cây dừa đặc sắc như Trần Đăng Khoa:
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Câu thơ đầu, tác giả tả thực hình ảnh, màu sắc của cây dừ đó là “xanh tỏa nhiều tàu”. Để rồi đến câu thứ hai, tác giả đã nhìn cây dừa trong một dáng vẻ thật khác. Không phải là đu đưa đón gió mà là “dang tay đón gió”. Không phải đứng dưới bóng trăng mà là “gật đầu gọi trăng”. Tới đây, cây dừa trong tâm trí cậu bé đã trở thành một vật thể có linh hồn như con người. Có tay và có đầu. Thật là một sự nhân hóa vô cùng sinh động và độc đáo. Tiếp đến, nhà thơ miêu tả thân cây. Không phải là thân cây to khỏe sần sùi mà là một hình ảnh rất người khác “thân dừa bạc phếch tháng năm”. Dù ở đây không nói rõ các động tác như những câu trên nhưng cụm từ “bạc phếch tháng năm” cũng đủ để độc giả hiểu cây dừa ấy giống như một con người đã trải qua nhiều sương gió, vượt qua nhiều bão giông nên nhuốm màu bạc. Cuối cùng, tác giả miêu tả những quả dừa. Không phải là như những quả bóng tròn mà lại là như “đàn lợn con nằm trên cao”. Thật là một lối ví von hết sức ngộ nghĩnh và đáng yêu, đúng và rất trúng tâm lý của trẻ con. Có lẽ chỉ có trẻ con mới có trí tưởng tượng phong phú để có thể so sánh quả dừa với những điều không tưởng đó.
Luận điểm 2: khổ thơ 2
Nếu như khổ thơ đầu, nhà thơ Trần Đăng Khoa đi miêu tả, tô vẽ phác họa dáng vẻ khái quát của cây dừa, thì tới khổ hai, ông đã đi vào các chi tiết.
Càng phân tích bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa, càng cho thấy tài năng thiên bẩm xuất chúng của nhà thơ thần đồng. Dường như ông đã dành rất nhiều thời gian để quan sát, để theo dõi những sự thay đổi, những điều xung quanh cây dừa. Chính vì thế, ông mới phát hiện ra:
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
Không chỉ xem xét, quan sát cây dừa ban ngày, mà ông còn nhìn ngắm cây dừa vào ban đêm. Chính vì thế, ông mới thấy được vẻ đẹp của những bông hoa dừa như những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời. Mà đúng rằng, chỉ vào mùa hè dừa mới trổ hoa và ra quả. Hai câu hỏi tu từ “Ai mang nước ngọt, nước lành/ Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa”, vừa thể hiện sự thích thú những điều khác lạ ở cây dừa của tác giả, vừa thể hiện trí tò mò ham khám phá của nhà thơ. Đúng vậy, nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trẻ con càng hay thích tò mò, hay khám phá về thế giới xung quanh thì chỉ số thông minh càng lớn. Không ít đứa trẻ đều đã từng uống nước dừa, đã từng thấy quả dừa, nhưng ít ai đặt câu hỏi vì sao nó lại thế, tự dưng nó như thế, hay ai đã làm ra như vậy…? Trước khi đi vào miêu tả chi tiết quả dừa, nhà thơ Trần Đăng Khoa không quên vẽ thêm cho tàu dừa những chiếc răng cưa. Nhưng không phải ai cũng tưởng tượng những phiến lá nhỏ đấy giống như chiếc lược đang chải tóc mây cho bầu trời xanh. Thật là một hình vừa nên thơ vừa sống động.
Luân điểm 3: khổ thơ 3 và hai câu kết
Nhà thơ Trần Đăng Khoa không chỉ có tài sử dụng ngôn ngữ để tả cảnh, vẽ tranh mà còn là một người có tâm hồn nhạy và suy nghĩ vô cùng sâu sắc. Trong khi các cô cậu bé bằng tuổi nhà thơ đang mải rong chơi, mải vòi vĩnh quà bánh thì tác giả đã có những tâm tưởng thật chín chắn. Bởi thế, tác giả vẽ cây dừa ra không đơn giản chỉ vì yêu thích vẻ đẹp của nó mà hơn hết tác hiểu được tầm quan trọng của cây dừa. Tác giả viết:
“Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…”
Với những vùng quê nhiều dừa, thì những hàng dừa sẽ luôn là nơi che bóng mát cho mọi người vào những trưa hè nóng bức. Bởi thế, khi những chiếc lá dừa đu đưa kêu xào xạc thì sẽ mang theo làn gió mát giúp “làm dịu nắng trưa”. Dừa không chỉ gọi cơn gió đến mà sẽ gọi cả “đàn gió đến”. Đến không chỉ để thổi mát cho mọi người mà còn gõ nhịp múa reo những vũ điệu sôi động, vui nhộn. Đọc đến đây độc giả có thể mường tượng ra, nhà thơ có lẽ đang vừa viết bài thơ vừa nằm sõng soài dưới những gốc xoài cùng chúng bạn. Thế thì tác giả mới thấy trời trong mây xanh, mới thấy đàn cò “bay ra bay vào”. Những âm thanh rì rào của cây dừa mang tới một không khí thật vui tươi, sống động. Hình ảnh cánh cò bay lượn càng tô đậm thêm nét yên bình của bức tranh cây dừa và vùng thôn quê.
Quả thực không phải đứa trẻ nào cũng có tầm nhìn, cũng có suy nghĩ như sâu sắc và sự liên tưởng phong phú như nhà thơ Trần Đăng Khoa. Tuy nhiên, các bạn nhỏ ngày nay vẫn có thể nuôi dưỡng được tâm hồn trong trẻo như tác giả nếu như được sống trong môi trường nhiều cây xanh, không gian rộng mở.
“Đứng cạnh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi”
Đến hai câu thơ cuối, tác giả kết thúc với một hình thật đặc biệt, thật hùng vĩ. Giữa khung cảnh trời đất bao la mênh mông ấy, tác giả lại bảo cây dừa “đứng cạnh”. Không phải là dưới là ở cạnh bên. Có nghĩa là với nhà thơ, bầu trơi bao la kia cũng thật gần gũi thân thuộc như những người bạn, cũng có thể chạm tay với tới như những cây dừa. Hơn nữa, dừa không phải là đứng soi bóng, đứng mát mà là “đủng đỉnh như là đứng chơi”. Hóa ra, không chỉ có các cô cậu bé đang chơi với thiên nhiên mà chính thiên nhiên cũng đang chơi với nhau. Dường như trong tâm hồn trong trẻo của nhà thơ, mọi thứ xung quanh đều màu hồng, đều vui tươi. Trái ngược với hoàn cảnh chiến tranh mà lúc đó tác giả đang phải trải qua. Không phải ai trong hoàn cảnh đó cũng có thể lạc quan, yêu đời và nuôi dưỡng đam mê thơ ca, phát huy được sự sáng tạo như tác giả Đăng Khoa
Luận điểm 4: nghệ thuật đặc sắc của bài thơ
Không chỉ phân tích bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa mới thấy được tài năng chơi chữ và giá trị nghệ thuật trong thơ ông. Mỗi tác phẩm của ông đều chứa đựng thủ pháp nghệ thuật vô cùng độc đáo và khác biệt.
Trong tác phẩm Cây dừa, người đọc dễ nhận ra biên pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh. Những hình ảnh ví von được sử dụng vô cùng chính xác và hợp logic. Tạo nên một bức tranh cây dừa vừa khái quát, vừa chi tiết lại vừa có đủ sắc màu. Ngoài ra những từ láy như “đủng đỉnh”, “rì rào” giúp bài thơ thêm gợi hình, gợi thanh. Cả những phép lặp câu hỏi tu từ cũng nhấn mạnh thêm thông điệp yêu thiên nhiên của tác giả.
Kết bài
Có thể nói, quá trình phân tích bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa giống như thời gian các bạn đang ngắm nhìn một bức tranh thiên nhiên bằng chữ. Mỗi chi tiết của bức tranh ấy đều được tác giả tô vẽ, phác họa bằng những ngôn từ đắt giá và đặc sắc, không gì có thể thay thế được. Nếu nhà thơ lúc đó đặt lại quả dừa như những hình ảnh khác mà không phải đàn lợn thì chưa chắc đã gây ấn tượng mạnh như bài Cây dừa đang có. Nếu tác giả không nói cây dừa đang gật gù, bạc phếch như cụ ông cụ bà thì cũng chưa thể hấp dẫn đi vào lòng người như tác phẩm hiện tại. Bởi vậy, ngoài ra thể thơ lục bát cũng là một thế mạnh giúp bài thơ trở nên gần gũi, thân quen và dễ thuộc hơn đối với độc giả. Đặc biệt là đối với các bạn học sinh. Độ dài bài thơ vừa đủ, để các bạn ghi nhớ, cảm thấy thú vị mà không nhàm chán.
Qua bài thơ này, người đọc có thể nhận ra một tâm hồn trong trẻo hồn nhiên yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Chỉ có một người lạc quan, yêu đời, yêu người như vậy mới có thể viết nên những ca tư trong sáng và ý nghĩa đó. Các bạn nhỏ ngày nay, nếu được hãy cố gắng nuôi dưỡng tâm hồn như nhà thơ nhé. Trước hết các bạn có thể tìm đọc thơ của ông rồi từ đó tự mình quan sát xung quanh và sáng tác. Biết đâu một ngày đẹp trời, các bạn cũng có thể làm nên những tác phẩm đặc sắc như ông và hơn ông.