Dưới đây là bài phân tích khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải chuẩn nhất 2021. Các bạn học sinh lớp 9 có thể vận dụng vào bài làm văn của mình để hoàn thành tốt chương trình Ngữ văn. Nhưng các bạn luôn nhớ tham khảo kèm với sự sáng tạo của bản thân mới mang lại hiệu quả cao và bài làm mới độc đáo nhé!
Bạn đang đọc: Chi tiết bài văn mẫu phân tích khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ
Mùa xuân tươi đẹp, luôn mang đến nhiều cảm hứng sáng tác cho các nhà văn, nhà thơ. Với nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân không chỉ là sự biến chuyển của đất trời, mà khi đất nước tự do, con người ấm no hạnh phúc thì đó là mùa xuân. Phân tích khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ, chúng ta sẽ thấy một mùa xuân thật khác. Một mùa xuân đẹp đẽ từ ngay trong chính tâm hồn mỗi người.
Phân mở bài chi tiết phân tích khổ 2 3
Nhà thơ Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn. Ông sinh năm 1930 và mất năm 1980. Quê ông là xã Phong Bình (Phong Điền, Thừa Thiên Huế). Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức nghèo, có cha làm nghề dạy học còn mẹ thì làm nông dân. Gia đình ông gồm 3 anh em. Và cả 3 đều là những người tham gia Cách mạng và có nhiều đóng góp to lớn cho nền độc lập nước nhà. Năm 17 tuổi, ông bắt đầu tham gia kháng chiến và làm chính trị viên cho Đoàn văn công Thừa Thiên Huế. Từ đây, ông bắt đầu làm thơ. Tác giả Thanh Hải được độc giả yêu mến như một trong những nhà thơ thắp lên ngọn lửa thi ca Cách mạng rực rỡ. Đặc biệt là trong lòng người dân miền Nam trong những năm kháng chiến đen tối, dưới ách thống trị bạo tàn của chính quyền Ngô Đình Diệm và bè lũ tay sai của Đế quốc Mỹ.
Sau ngày giải phóng đất nước, ông chỉ sống được trọn vẹn 5 năm trong hòa bình. Sau đó, ông bị mắc phải bện xơ gan hiểm nghèo. Thế nhưng, dù phải nằm trên giường bênh điều trị nhưng tâm hồn ông vẫn khoa khát được sống và cống hiện cho đất nước. Vì thế, những ước mơ cháy bỏng đó đã thôi thúc ông làm nên bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” thấm đẫm tâm tư tình cảm của tác giả dành cho quê hương đất nước. Bênh cạnh niềm vui hòa bình tác giả đã mong ước mùa xuân nho nhỏ của bản thân sẽ lặng lẽ dâng cho đời. Phân tích khỏ 2 3 của bài Mùa xuân nho nhỏ, chúng ta sẽ thấy rõ hơn bức tranh mùa xuân của đất nước tươi đẹp và rực rỡ như thế nào sao bao gian lao vất vả:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”.
Thân bài
Để phân tích khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ được sâu sắc, các bạn nên chia nhỏ ra từng khổ để dễ dàng mổ xẻ các chi tiết. Từ đó sẽ không để sót cũng như bỏ quên ý cho từng khổ.
Luận điểm 1: phân tích khổ 2: vẻ đẹp của mùa xuân đất nước hòa bình
Nếu như khổ thơ đầu, tác giả dành các ca từ để miêu tả để miêu tả về vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên như bông hoa tím biếc, con chim chiền chiện, những giọt sương long lanh… thì đến khổ 2, tác giả đã thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân đất nước qua dáng vẻ con người.
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
Tác giả Thanh Hải đã cảm nhận rõ rệt và ông đã tái hiện khung cảnh mùa xuân của dân tộc qua những hình ảnh giàu đầy thực tế và mang ý nghĩa biểu tượng như “người cầm súng” và “người ra đồng”.
Hai hình ảnh “Người cầm súng” và “người ra đồng” chính là hai công việc, biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lược và quan trọng của đất nước trong những năm đầu đổi mới cũng chính là thời điểm bài thơ ra đời. Đó là những năm tháng đất nước phục hồi sau chiến tranh, bắt đầu công cuộc xây dựng và kiến thiến. Dù hòa bình đã lặp lại, nhưng công cuộc bảo vệ đất nước trước các vấn nạn ngoại bang vẫn không được lơ là. Do đó, hình ảnh “người cầm súng” mà lộc lại giắt đầy quanh lưng, đã khơi gợi cho người đọc hình ảnh những chiến sĩ ngụy trang trên đường hành quân ra trận. Điều này còn mang ý nghĩa, những chiến sĩ anh dũng xưa kia, giờ trở về với đồng lúa nương ngô nhưn vẫn không quên nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ sự bình anh cho mọi người. Những chiếc lá ngụy trang kia, giờ thành “lộc”. Có nghĩa là đã đâm chồi nảy lộc, mang mùa xuân tươi mới đến, ngay cạnh mỗi người.
Tiếp đến là hình ảnh “người ra đồng” được nhà tha sử dụng kết hợp với “lộc trải dài nương mạ” đã giúp người đọc dễ dàng mường tượng ra những cánh đồng tươi tốt, thẳng cánh cò bay, phì nhiêu màu mỡ và xanh bát ngát.
Trong khổ 2, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp từ “mùa xuân” và “lộc” càng nhấn mạnh thêm khung cảnh mùa xuân đất nước đang vô cùng tươi đẹp. Hết thảy đều căng tràn sự sống, đang vươn cao, đâm chồi nảy lộc. Đồng thời, điều này cũng thể hiện thành công, thành quả lao động, trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước của toàn dân ta.
Hai câu cuối của khổ thơ càng cho ta thấy bức tranh xây dựng đất nước đang được thực hiện một cách gấp gáp, khẩn trương. Tác giả tiếp tục sử dụng điệp ngữ “tất cả” rồi kết hợp với những từ láy mang tính giục dã như “hối hả”, “xôn xao”, càng khiến nhịp thơ trở nên sôi động. Dù không sống vào thời kỳ đó, nhưng chỉ cần đọc câu thơ lên, độc giả vẫn có thể cảm nhận rõ nhịp sống vui vẻ, khẩn trương và đầy hy vọng của đất nước lúc bấy giờ.
Luận điểm 2: phân tích khổ thơ 3: niềm tự hào và niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc
Phân tích khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ, độc giả có thể nhận thấy mối liên kết khăng khít của mùa xuân hiện tại với quá khứ và tương lai. Sống ở thời kỳ đổi mới này, nhưng tác giả vẫn chẳng bao giờ quên những năm tháng gian lao vất vả của dân tộc. Đồng thời, nhà thơ cũng tin tưởng rằng, đất nước sẽ có một tương lai vững vàng, tươi sáng:
“Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”.
Là một chiến sĩ, là một nghệ sĩ yêu nước đến nồng nàn, thế nên, tác giả Thanh Hải không thể không biết đến lịch nghìn năm của dân tộc. Bởi thế, khi sống giữa thời hòa bình, ông vẫn luôn khắc sâu những gian lao và vất vả mà đất nước đã trải qua suốt bốn nghìn năm. Bao nhiều lần bị quân xâm lược ngoại bang, từ khắc nơi trên thế giới đến giày xéo mảnh đất nhỏ bé này. Thế nhưng tất cả chúng đã phải chịu thất bại dưới sự đoàn kết và đồng lòng kiên cường của cả dân tộc Việt Nam. Để rồi giờ đây, những vất vả và gian lao ấy cũng đã qua đi nhường lại cho nền độc lập và tự chủ của Tổ quốc. Dù không tham gia chiến đấu, nhưng những người con mang dòng máu lạc hồng ngày nay cũng luôn tự hào về lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước của cha ông, nói gì đến những người đã từng vào sinh ra tử để cho tôt quốc quyết sinh. Bởi vậy, khi tác giả so sánh “đất nước như vì sao” đã thêm lần nữa, giúp độc giả nhớ tới sự vĩnh cửu trường ồn mãi với thời gian của tự do dân tộc. Đất nước như những ánh sao đêm, càng trong khó khăn càng vươn lên mạnh mẽ, oai hùng. Những ánh sao sẽ mãi soi sáng trên bầu trời, nhưng đất nước Việt Nam sẽ mãi lớn mạnh mà không gì có thể ngan cản bước chân.
Ở khổ thơ này, tác giả sử dụng nghệ thuật cấu trúc câu song hành “đất nước bốn ngàn năm” với “đất nước như vì sao” để nhấn mạnh hơn sự vận động đi lên của lịch sử dân tộc. Qua đó, khẳng định quyết liệt sự trường tồn vĩnh hằng của nền độc lập tự do của đất nước.
Đặc biệt, kết thúc khổ thơ cuối đó, tác giả đã sử dụng câu nói “cứ đi lên phía trước”. Đây vừa như là một lời khẳng định niềm tin chắc chắn về sự phát triển tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời như là một sự thể hiện lòng quyết tâm và ý chí của tác giả cũng như toàn dân tộc Việt Nam quyết đam tất cả để bảo vệ nền độc lập và không ngừng để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.
Luận điểm 3: giá trị nghệ thuật
Phân tích khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ không thể không nhắc tới giá trị nghệ thuật đặc sắc. Toàn bài thơ như một khúc ca mùa xuân vui tươi và nhiều khát vọng. Chính vì vậy mà tác phẩm đã được phổ nhạc, và trở thành những bài hát về mùa xuân được yêu thích nhất.
Ở hai khổ 2 3, với nhịp thơ hối hả, cùng những cách dùng điệp từ hợp lý, tác giả đã mang tới cho độc giả một không khí mùa xuân đất nước sôi nổi, gấp gáp nhưng không kém phần vui tươi, hạnh phúc rộn ràng. Nếu không có những cách so sánh ví von ẩn dụ phù hợp, cùng xúc cảm tuôn trào qua từng câu chữ, thì bài thơ khó đi vào lòng người như vậy.
Kết bài
Bài Mùa xuân nho nhỏ là một trong những bức tranh thơ về mùa xuân đất nước và con người đẹp đẽ hiếm có. Bằng những phác họa từ ngòi bút thi ca, tác giả Thanh Hải đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân của tự do của tình yêu quê hương, của khát vọng cống hiến thật sâu sắc và đầy ý nghĩa.
Mỗi khổ thơ đều mang một màu sắc riêng và mang đến cho người đọc những xúc cảm khôn nguôi.
Phân tích khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ, độc giả thấy rõ một mùa xuân đất nước trong thời kỳ xây dựng và đổi mới đầy sự rôn ràng và hối hả. Không chỉ con người mà dường như cả đất trời cũng vui mừng, cũng gấp gáp theo. Bên cạnh đó, bức tranh mùa xuân ấy còn cho chúng ta cảm nhận rõ niềm tự hào về lịch sử trải dài 4000 năm của đất nước oai hùng nhiều gian lao nhưng cũng đầy sự bất khuất. Và đặc biệt là niềm tin sắt đá về một tương lai rạng ngời đang chờ đón tất cả chúng ta phía trước.