Chi tiết phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Dưới đây là bài văn mẫu chi tiết phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình mà các bạn cần tham khảo. Bài viết không quá dài không quá ngắn, nhưng đầy đủ ý và chi tiết giúp các bạn hoàn thành bài văn của mình sâu sắc nhất.

Bạn đang đọc: Chi tiết phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Trong chương trình Ngữ văn 12 bên cạnh những tác phẩm về tình yêu đôi lứa còn có những tác phẩm văn học đề tài chiến tranh, nói về khát vọng và lý tưởng sống của thanh niên thời kháng chiến. Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình, các bạn sẽ cảm nhận rõ hơn tuổi trẻ thời chiến như thế nào nhé!

Mở bài phân tích nhân vật Việt

Nhà văn Nguyễn Thi  sinh năm 1928  và mất năm 1968. Ông là một trong những nhà văn có sự gắn bó đậm sâu với vùng đất Nam Bộ. Mặc dù là người miền Bắc nhưng sau khi tham gia kháng chiến, vào Nam chiến đấu, sống trong vòng tay yêu thương bao bọc của bà con Nam Bộ, ông đã đem lòng xem nơi đây là quê hương thứ hai. Thông qua những tác phẩm của ông, độc giả sẽ thấy được vẻ đẹp hồn haaij, thẳng thắn và đầy chân thật của con người nơi đây.

Trong số những tác phẩm nổi tiếng về Nam Bộ, thì tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” là một trong những sáng tác kiệt xuất của nhà văn Nguyễn Thi. Câu chuyện viết về những con người Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kỳ.

Để hiểu hơn về câu chuyện, chúng ta cần phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình. Đây là một trong hai nhân vật chính quan trọng của tác phẩm. Việt là chàng thanh niên Nam Bộ kết tinh những phẩm chất quý giá và tốt đẹp của thế hệ trẻ nơi đây trong thời gian kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Thân bài chi tiết phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Luận điểm 1: khái quát nội dung tác phẩm

Trước khi đi vào phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình, chúng ta giới thiệu qua về tác phẩm.

Những đứa con trong gia đình được kể lại theo hồi tưởng của người lính trẻ tên Việt. Anh đang bị thương nơi chiến trường và đang bị thất lạc đồng đội trong mấy ngày liền. Việt nhớ về chị gái tên Chiến, nhớ về những tháng ngày trước khi tham gia chiến đấu.

Mặc dù là hồi tưởng qua lời kể nhưng tác giả Nguyễn Thi đã xây dựng diễn biến câu truyện hết sức hấp dẫn và linh hoạt. Không gian giữa hiện tại và quá khứ cứ đan chéo nhau khiến tác phẩm trở nên vừa ly kì vừa sinh động. Đồng thời, cách xây dựng nhân vật Việt với đầy đủ các nét tính cách, tình cảm và tinh thần chiến đấu hết sức chân thực, càng khiến độc giả cảm nhận rõ hết cuộc sống của khắc nghiệt của chiến tranh khi xưa cũng như tâm hồn của người dân Nam Bộ.

Luận điểm 1:  Việt là chàng trai có tính cách hồn nhiên, lạc quan

Nhà văn Nguyễn Thi khắc họa nhân vật Việt là một chú bé có tính cách hồn nhiên, ngây thơ và khá thú vị. Từ bé, Việt luôn tranh giành phần hơn với chị từ việc đi bắt ếch cho đến việc đi bộ đội lẫn đi giết giặc. Cũng như bao cậu nhóc vùng Nam Bộ khác, Việt rất thích những trò chơi hiếu động, hấp dẫn như câu cá, bắn chim. Cậu lạc quan, yêu đời và có chút trẻ con đến nỗi đi bộ đội nhưng vẫn mang ná thun bắn chim đi theo. Trước đêm lên đường đi bộ đội tham gia kháng chiến, cậu chàng vẫn vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, rồi con tranh thủ “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay” nằm chơi đến nỗi ngủ quên lúc nào không hay biết. Mặc dù sắp vào nơi bom rơi đạn lạc, có thể đối diện với cái chết bất cứ lúc nào nhưng Việt vẫn không hề bận tâm. Việt không lo lắng cho tính mạng của mình mà trong lòng chỉ đang khát khao được đi đánh giặc, đánh đuổi quân thù.

Khi tham gia chiến đấu, nhân vật Chiến còn tỏ ra rất trong trẻ con. Trong khi các chàng trai khác giấu diếm bạn gái thì Việt lại “giấu chị như giấu của riêng” trước những lời bông đùa của các anh trong cùng đội.

Khi bị giặc bắn trọng thương, thay vì sợ chết, sợ quân địch, cậu chàng lại sợ con a cụt đầu. Thường chỉ có trẻ con mới sợ ma, mới sợ những điều không có thực tế đó. Thế nhưng, Việt là đã là thanh niên đi kháng chiến mà vẫn còn cảm giác sợ đó thì vừa buồn vừa đáng thương. Kiểu như cậu chàng vẫn còn rất trẻ. Đặc biệt, khi được gặp lại anh em đồng đội sau bao ngày thất lạc, Việt đã vừa cười, vừa khóc lóc như một đứa trẻ. Khiến ai cũng thương và xót xa.

Sở dĩ Việt vẫn hồn nhiên, như chàng trai mới lớn, ngây thơ, trẻ con và hiếu động bởi Việt là một chiến sĩ trẻ tuổi. Việt tham gia kháng chiến khi chưa qua tuổi mười tám. Nếu hiện nay, với tầm tuổi đó, chúng ta vẫn còn là học sinh cấp 3, được gia đình nuôi nấng và nhà trường giáo dục. Thế nhưng, với thanh niên thời đó, đã có thể hy sinh, đã vào sinh ra tử để chiến đấu cho tổ quốc quyết sinh. Bởi thế, người đọc cũng phần nào cảm thông cho tâm hồn còn non trẻ của Việt nhưng cảm phục trước tình yêu đất nước và khát vọng cống hiến cuộc đời bản thân cho nền độc lập tự do của dân tộc của những chàng thanh niên vùng Nam Bộ.

Luận điểm 2: nhân vật Việt có tình thương yêu gia đình sâu đậm

Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình, chúng ta nhận thấy tình cảm đặc biệt mà nhân vật dành cho chị gái.

Sau khi mẹ mất, đối với Việt, chị Chiến trở thành chỗ dựa tinh thần, là người mẹ thứ hai che chở và bảo vệ Việt. Việt vô cùng yêu mến, bởi chị Chiến đã chăm sóc  cậu và đặc biệt mọi điều chị đều rất giống mẹ. Việt nghĩ “chị giống in như má”. Chị giống từ điệu bộ, lời nói, nét ngủ tới cả cách chị chăm sóc gia đình. Nhất là lúc hai chị em khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm gửi trước khi lên đường đi chiến đấu, “Việt thấy thương chị lạ”. Bởi lúc này, nhân vật Việt cảm nhận rõ ràng và sâu sắc mối thù đè nặng lên vai hai chị em. “Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đằng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dùng cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể sờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”.

Không chỉ yêu chị gái, Chiến còn dành tình cảm thương mến với bà con chòm xóm, với chú Năm. Bởi chú hay bảo vệ Việt. Đặc biệt Việt thích nghe chú hò kể chuyện về gia đình hay chiến công oanh liệt của mảnh đất que hương. Qua tiếng hò của chú, Việt cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết cũng như niềm tự hào dân tộc mà người dân quê Việt đang nuôi dưỡng.

Ngoài ra, Việt còn dành một tình cảm thiêng liêng đối với mẹ. Mẹ vẫn luôn hiện hữu trong ký ức Việt. Trong cái đêm hai chị em bàn tính thu xếp chuyện gia đình trước khi tham gia kháng chiến, Việt mơ hồ cảm thấy “hình như má cũng đã về đâu đây…”. Rồi trong lúc bị thương phải nằm trơ trọi một mình giữa chiến trường, hình ảnh người mẹ yêu quý cứ mãi chập chờn ẩn hiện trong tâm thức của Việt. Cậu nhớ về mẹ với biết bao ký ức, kỷ niệm chua xót xen lẫn ngọt ngào. Cả đời mà đã vất vả, lặng thâm hy sinh, chịu đựng gian khổ để che chở bảo vệ đàn con. Nghĩ đến những điều đó, Việt bỗng ước sao “bây giờ mình được gặp má”.

Luận điểm 3: nhân vật Việt là một chiến sĩ dũng cảm, anh hùng

Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình, không thể không nhắc đến phẩm giá anh hùng và chiến sĩ quả cảm của Việt.

Nhân vật được tác giả cho sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước và gắn bó với Cách mạng. Thừa hưởng điều đó, nên từ bé, Việt đã có ý thức chiến đấu kiên cường.

Khi chưa đi bộ đội, còn nhỏ ở nhà, Việt đã dám xông vào đá thằng giặc giết cha mình, mà không hề tỏ ra sợ hãi. Khi lớn lên, dù chưa đủ tuổi những đã tranh giành đi tòng quân với chị Chiến. Khi đã vào quân ngũ, Việt chiến đấu vô cùng dũng cảm và gan dạ. Việt cùng đồng đội, không nề hà hiểm nguy, dùng pháo và đã lập chiến công khi tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc.

Ngay trong lúc bị thương nặng, phải nằm trơi trọi một chỗ trong rừng nhưng Việt không hề run sợ, mà nghĩ “Tao sẽ chờ mày… mày là thằng chạy”. Đến khi tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm khuya vắng lặng, Việt nghe tiếng súng của đồng đội từ nơi xa, không chịu bỏ cuộc, không sợ hãi, Việt cố gắng bò về hướng đó. Đến lúc, đồng đội tìm được, dù kiệt sức, những nhân vật Việt vẫn hiên ngang, giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù. Để có được sự kiên trung bất khuất đó, chính là nhờ tình yêu thương của gia đình, và mối thù nhà đã trở thành động lực thôi thúc Việt mạnh mẽ, trau dồi tính khí anh hùng, ngoan cường.

Luận điểm 5: nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc

Nhà văn Nguyễn Thi đã khắc họa nhân vật qua những hình ảnh sống thực vô cùng hồn nhiên và cảm động. Ngôn ngữ tác giả sử dụng mang đậm màu sắc Nam Bộ nên càng lôi cuốn và dễ đi vào lòng người. Nhà văn sử dụng lời độc thoại và độc thoại nội tâm khi đứt khi nối theo mạch hồi tưởng nên đã giúp nhân vật Việt càng hiện lên rõ nét và ấn tượng.

Kết bài phân tích nhân vật Việt

Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình, độc giả cảm nhận được rõ nét vẻ đẹp trong tâm hồn của thế hệ trẻ và người dân Nam Bộ trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là những con người hồn hậu, chất phác, mộc mạc nhưng có một tình yêu tha thiết dành cho gia đình, quê hương và đất nước. Dù ở lứa tuổi nào, họ cũng sẵn sàng chiến đấu kiên cường để bảo vệ hạnh phúc cho gia đình, làng xóm và dân tộc.

Có thể nói, Việt là tấm gương sáng về nhân phẩm anh hùng, kiên trung của tuổi trẻ thanh xuân nhiều khát vọng. Bằng tuổi Việt, hiện nay không ít bạn còn chưa tìm ra được cho mình lý tưởng sống để theo đuổi. Bởi thế, Việt là hình ảnh tuổi trẻ mà mỗi chúng ta cần học tập. Sống là phải biết hy sinh, biết cho đi đâu chỉ nhận riêng mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *