Chuyên đề đa giác, đa giác đều

Chuyên đề đa giác, đa giác đều

Tài liệu gồm 11 trang, tóm tắt lý thuyết trọng tâm cần đạt, phân dạng và hướng dẫn giải các dạng toán, tuyển chọn các bài tập từ cơ bản đến nâng cao chuyên đề đa giác, đa giác đều, có đáp án và lời giải chi tiết, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập chương trình Hình học 8 chương 2: Đa giác, diện tích đa giác.

Bạn đang đọc: Chuyên đề đa giác, đa giác đều

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Đa giác: Đa giác A1A2…An là hình gồm n đoạn thẳng A1A2; A2A3;…AnA1 trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào có một điểm chung cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
2. Đa giác lồi: Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác.
3. Các khái niệm khác.
+ Một đa giác có n đỉnh được gọi n-giác.
+ Đường chéo của đa giác là các đoạn thẳng nối hai đỉnh không kề nhau của đa giác đó.
+ Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.
II. BÀI TẬP VÀ CÁC DẠNG TOÁN
A. CÁC DẠNG BÀI MINH HỌA
+ Dạng 1. Nhận biết đa giác.
Phương pháp giải: Sử dụng định nghĩa đa giác trong phần Tóm tắt lý thuyết ở trên.
+ Dạng 2: Tính chất về góc của đa giác.
Phương pháp giải: Tổng các góc trong của đa giác n cạnh (n > 2) là (n – 2).180°.
+ Dạng 3: Tính chất về đường chéo của đa giác.
Phương pháp giải: Xét số đường chéo xuất phát từ một đỉnh.
+ Dạng 4: Đa giác đều.
Phương pháp giải: Sử dụng định nghĩa đa giác đều, công thức tính góc của đa giác đều.
B. PHIẾU BÀI TỰ LUYỆN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *