Tài liệu gồm 13 trang, trình bày lý thuyết trọng tâm, các dạng toán và bài tập chuyên đề góc và số đo góc, có đáp án và lời giải chi tiết, hỗ trợ học sinh lớp 6 trong quá trình học tập chương trình Toán 6 phần Hình học chương 2: Góc.
Bạn đang đọc: Chuyên đề góc và số đo góc
Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Hiểu khái niệm góc, góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt.
+ Nắm được khái niệm điểm nằm trong góc.
Kỹ năng:
+ Biết cách vẽ góc, đặt tên góc, đọc tên góc.
+ Nhận biết điểm nằm trong góc.
+ Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.
+ Biết cách đo góc bằng thước đo góc, so sánh hai góc.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Góc.
Góc tạo bởi hai tia chung gốc:
+ Gốc chung là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.
+ Đặc biệt: góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau. Góc xOy được kí hiệu là xOy hoặc yOx.
Điểm nằm trong góc:
+ Hai tia Ox và Oy không đối nhau, điểm M gọi là điểm nằm trong góc xOy hay M nằm trong góc xOy nếu OM nằm giữa hai tia Ox và Oy.
2. Số đo góc.
Đo góc:
– Dụng cụ: Thước đo góc.
– Cách đo góc xOy:
+ Bước 1. Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với gốc O của góc, một cạnh của góc đi qua vạch 0.
+ Bước 2. Xem cạnh thứ hai của góc đi qua vạch nào của thước, giả sử là vạch 120 thì xOy 120.
So sánh hai góc:
+ Nếu hai góc A và B có số đo bằng nhau thì hai góc đó bằng nhau, ta viết A = B.
+ Nếu số đo của góc A nhỏ hơn số đo của góc B thì góc A nhỏ hơn góc B ta viết A B.
Góc vuông, góc nhọn, góc tù:
+ Góc có số đo bằng 90 là góc vuông.
+ Góc có số đo nhỏ hơn 90 là góc nhọn.
+ Góc có số đo lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.
+ Góc có số đo bằng 180 là góc bẹt.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Xác định góc, vẽ hình.
Hai tia bất kì chung gốc đều tạo thành một góc.
Dạng 2: Số đo góc.
Bài toán 1: Đo góc. Đổi số đo góc.
Đơn vị đo góc.
Các bước đo góc:
+ Đặt thước đo góc để tâm thước trùng với góc cần đo.
+ Vạch 0 trên thước nằm trên một cạnh.
+ Cạnh còn lại của góc đi qua vạch nào của thước đo góc thì đó là số đo của góc.
Bài toán 2. So sánh góc.
Trong hai góc, góc nào có số đo lớn hơn thì lớn hơn.
Dạng 3: Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù.
Sử dụng các khái niệm góc vuông, góc nhọn, góc tù.