Chuyên đề học tập Toán 12 (Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống) được biên soạn bởi các tác giả: Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Cung Thế Anh, Đặng Hùng Thắng (đồng Chủ biên), Nguyễn Đạt Đăng, Nguyễn Thị Kim Sơn.
Bạn đang đọc: Chuyên đề học tập Toán 12 (Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống)
LỜI NÓI ĐẦU:
Tập sách nhỏ này gồm ba chuyên đề: “Biến ngẫu nhiên rời rạc. Các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên rời rạc”; “Ứng dụng toán học để giải quyết một số bài toán tối ưu” và “Ứng dụng toán học trong một số vấn đề liên quan đến tài chính”.
Biến ngẫu nhiên là một chủ đề lớn trong Xác suất, tương tự như chủ đề Hàm số trong Giải tích. Chuyên đề thứ nhất giới thiệu một loại biến ngẫu nhiên đơn giản là biến ngẫu nhiên rời rạc và một trường hợp riêng tiêu biểu của nó là biến ngẫu nhiên có phân bố nhị thức. Các em cũng sẽ được thấy một số áp dụng lí thú của biến ngẫu nhiên rời rạc vào thực tiễn như tìm phương án cho năng suất cao, tìm phương án để rủi ro ít nhất.
Chuyên đề “Ứng dụng toán học để giải quyết một số bài toán tối ưu” trình bày hai phương pháp cơ bản để giải một số bài toán tối ưu thường gặp trong thực tiễn và trong kinh tế, đó là phương pháp hình học giải bài toán quy hoạch tuyến tính và phương pháp đạo hàm.
Các kiến thức về tài chính là học vẫn thiết yếu của mọi công dân thế kỉ XXI. Chuyên đề “Ứng dụng toán học trong một số vấn đề liên quan đến tài chính” sẽ giúp các em làm quen với việc quản lí tài chính cá nhân, đó là biết cách tính lãi suất của các khoản vay, gửi tiết kiệm hay đầu tư, biết thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân cho các nhu cầu dài hạn.
Ba chuyên đề ngắn gọn, nhưng sẽ giúp chúng ta rất nhiều khi tìm kiếm vẻ đẹp của Toán học và những ứng dụng phong phú của nó trong thực tiễn.
MỤC LỤC:
CHUYÊN ĐỀ 1. BIẾN NGẪU NHIÊN RỜI RẠC. CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA BIẾN NGẪU NHIÊN RỜI RẠC.
Bài 1. Biến ngẫu nhiên rời rạc và các số đặc trưng.
Bài 2. Biến ngẫu nhiên có phân bố nhị thức và áp dụng.
Bài tập cuối chuyên đề 1.
CHUYÊN ĐỀ 2. ỨNG DỤNG TOÁN HỌC ĐỂ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ BÀI TOÁN TỐI ƯU.
Bài 3. Vận dụng hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn để giải quyết một số bài toán quy hoạch tuyến tính.
Bài 4. Vận dụng đạo hàm để giải quyết một số bài toán tối ưu.
Bài tập cuối chuyên đề 2.
CHUYÊN ĐỀ 3. ỨNG DỤNG TOÁN HỌC TRONG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÀI CHÍNH.
Bài 5. Tiền tệ. Lãi suất.
Bài 6. Tín dụng. Vay nợ.
Bài 7. Đầu tư tài chính. Lập kế hoạch tài chính cá nhân.
Bài tập cuối chuyên đề 3.
Bảng tra cứu từ ngữ.
Bảng giải thích thuật ngữ.