Tài liệu gồm 18 trang, được biên soạn bởi tác giả Toán Học Sơ Đồ, tổng hợp kiến thức trọng tâm, phân dạng và hướng dẫn giải các dạng bài tập tự luận & trắc nghiệm chuyên đề nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập chương trình Đại số 9 chương 2 bài số 1.
Bạn đang đọc: Chuyên đề nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Khái niệm hàm số.
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x thay đổi sao cho với mỗi giá trị của x, ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x (x gọi là biến số).
2. Giá trị của hàm số, điều kiện xác định của hàm số.
Giá trị của hàm số f(x) tại điểm x0 kí hiệu là y0 = f(x0).
Điều kiện xác định của hàm số y = f(x) là tất cả các giá trị của x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa.
3. Đồ thị của hàm số.
Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm M(x;y) trong mặt phẳng tọa độ Oxy sao cho x, y thỏa mãn hệ thức y = f(x).
4. Hàm số đồng biến và hàm số nghịch biến.
Cho hàm số y = f(x) xác định với mọi giá trị x thuộc R. Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị y = f(x) tương ứng cũng tăng lên thì hàm số y = f(x) được gọi là đồng biến trên R. Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị y = f(x) tương ứng lại giảm đi thì hàm số y = f(x) được gọi là nghịch biến trên R.
B. CÁC DẠNG BÀI CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO
Dạng 1. Tính giá trị của hàm số tại một điểm.
Dạng 2. Biểu diễn tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ Oxy.
Dạng 3. Xét sự đồng biến và nghịch biến của hàm số.
Dạng 4. Nâng cao và phát triển tư duy.
C. TỰ LUYỆN
D. TRẮC NGHIỆM RÈN LUYỆN PHẢN XẠ