Hướng dẫn lập Dàn ý phân tích bài thơ chiều tối chính xác từng luận điểm dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm bắt được nội dung bài và đề, nhờ đó phân tích chính xác bài thơ chiều tối và dễ dàng đạt được điểm cao trong các bài kiểm tra hoặc bài thi học kì.
Bạn đang đọc: Dàn ý phân tích bài thơ chiều tối chính xác từng luận điểm
Dàn ý phân tích bài thơ chiều tối – Chiều tối là một trong những tác phẩm nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm được trích trong tập thơ Nhật Kí Trong Tù và đưa vào giảng dạy văn học. Dạng bài phân tích bài thơ chiều tối là dạng bài phổ biến rất hay đưa vào các kì thi kiểm tra hoặc kì thi học kì. Do đó, các em cần nắm đúng sườn bài để có thể làm bài tốt hơn.
DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI THƠ CHIỀU TỐI CHI TIẾT
Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước mà còn là một danh nhân văn hóa của dân tộc
– Hồ Chí Minh đã để lại cho nước nhà sự nghiệp văn học đồ sộ và ý nghĩa
– Giới thiệu về tác phẩm Chiều tối
Ví dụ:
Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc. Sinh thời, trong quá trình tìm đường cứu nước, Bác bị bắt vào nhà tù Tưởng Giới Thạch và bị đày đi khắp nhà giam sống cuộc sống vô cùng khổ, sở hay còn gọi là địa ngục trần gian. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh éo le đó, tinh thần yêu nước của Bác quật cường, thái độ lạc quan trước thời cuộc khiến cho chúng ta ngưỡng mộ. Đặc biệt, khi còn ở nhà tù Tưởng Giới Thạch Bác đã cho ra đời tập thơ Nhật Kí Trong Tù ghi lại cuộc sống mà Bác đã trải qua. Trong đó, phải kể đến bài Mộ (Chiều tối) là bài thất ngôn tứ tuyệt 31 đã ghi lại cảnh xóm núi lúc ngày tàn trê con đường tù đày, qua đó thể hiện tâm thái vững vàng, tinh thần lạc quan của tác giả trước cuộc đời và thời cuộc.
Thân bài
-
Phân tích hai câu đầu
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Vân mạn mạn độ thiên không
– Hai câu đầu mở ra hình ảnh của cánh chim bay mải miết đang tìm nơi trú ngụ sau khi màn đêm chực buông xuống. Những đám mây lờ lững lảng trôi về cuối trời. => Mở ra một không gian vô cùng rộng lớn trên bầu trời, không gian rất đỗi yên bình nhẹ nhàng, giàu chất thơ và tả thực.
– Người đọc cảm nhận thấy được không gian là một buổi chiều tà, ánh sáng leo lói phía chân trời và va chút đỏ nhẹ. Nền trời rộng lớn và chấm phá hình ảnh những chú chim bay tìm về nơi ở càng khiến cho không gian thêm chút sinh động
Dường như không gian ấy đang phản ánh chính nội tâm của tác giả. Cánh chim buổi chiều tà thường sẽ mải miết mệt mỏi vô cùng cũng giống như lòng người cũng đang mệt học sau thang ngày rong ruổi, cũng đang muốn tìm về nơi bình yên, nơi trú ngụ.
– > Tuy nhiên, chính vì không gian quá rộng lớn, được đẩy lên cao với bầu trời, đám mây và cánh chim chúng ta lại càng thấy được tấm lòng rộng mở của Bác. Khi ở những khoảnh khắc cuối ngày lòng người sẽ thấy chùng xuống, cô đơn, mệt mỏi hơn, đến đàn chim còn muốn tìm về tổ thì há chi con người lại không muốn tìm về tổ ấm, quê hương, cũng muốn được nghỉ ngơi yên bình, tự do như cánh chim kia!? -> Nếu là một nhân vật khác có lẽ sẽ có lời than trách trong vần thơ về sự cô đơn, mệt mỏi của mình khi nghĩ đến cảnh cuối ngày lai là tù đày, gông cùm và không tự do. Nhưng với Bác thì với trái tim rộng lớn, bao dung và tâm thế vững vàng, trong lời thơ không có chút gì là than vãn mà chỉ thấy hiện lên một bức tranh chiều tà thể hiện lòng yêu thiên nhiên, nhớ thương quê hương da diết. Mượn hình ảnh cánh chim để thể hiện khát khao tự do và thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
-> Trong hoàn cảnh éo le như vậy con người ta thường chỉ u sầu, nghĩ đến cái chết, mấy ai còn đủ tâm trạng để nhìn cảnh mà viết thơ!? Có lẽ chỉ có Hồ Chí Minh với ý chí sắt đá, nghị lực phi thường mới có thể thảnh thơi ngắm cảnh và bình thơ mà thôi.
-> Đánh giá: Hai câu thơ trên vừa mang nét cổ điển vừa mang nét hiện đại, bút pháp tượng trưng và chấm phá điểm xuyết. Trên nền trời lúc chiều tà dưới ngòi bút của Bác người đọc vẫn hình dung ra được một bức tranh buổi chiều tà hoàn hảo với những nét chấm phá về đám mây, cánh chim chao liệng, làm chủ không gian và khát vọng tự do.
-
Phân tích hai câu cuối
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng
– Hai câu thơ cuối miêu tả sinh hoạt của con người nơi xúm núi lúc chiều tàn
– Bóng tối buông xuống phủ khắp không gian, hiện lên đó là hình ảnh của cô thôn nữ miền sơn cước đang hăng say say ngô, đây là công việc thường nhật và làm từ sáng sớm đến chiều tối. -> Thể hiện vẻ đẹp khỏe khoắn, trẻ trung của người lao động.
– Câu thơ cuối là hình ảnh lò than bừng sáng, xua tan bóng tối, sưởi ấm không gian hiu quanh -> Hình tượng thơ vô cùng gần gũi, mộc mạc miêu tả cuộc sống chân thực của những người lao động nơi đây. Đặc biệt hình ảnh ngọn lửa bếp thể hiện sự trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, đoàn tụ và ấm áp bên bếp hồng cùng gia đình. Đây là hình ảnh rất xúc động, đặc biệt với những người xa xứ, thèm được ngồi bên ánh lửa hồng, quây quần bên gia đình.
=> Hai câu thơ cũng thể hiện tình yêu thương, trân trọng vô bờ của Bác đối với người lao động.
-> Đánh giá: Bài thơ mở ra một không gian rộng từ bầu trời đến mặt đất, thời gian từ chiều tối đến tối hẳn. Đặc biệt tất cả nội dung đều hướng đến sự quy tụ, tương lai tươi sáng và ánh sáng, ngọn lửa hồng ấm áp, xóa đi sự cô đơn hiu quạnh, lạn lẽ. Đặc biệt từ “hồng” khép lại bài thơ đã mang đến sự lay động và lan tỏa toàn bộ ý thơ. Ánh lửa hồng át đi bóng đêm, xua đi khoảnh khắc lạnh lẽ, thổi bùng lên ý chí khát vọng và quyết tâm của người chiến sĩ nơi tù đày.
Hai câu thơ cuối mang dáng dấp của con người cho thấy sự sống luôn hiển hiện và nhịp sống luôn ồn ào là dòng chảy không bao giờ dừng, thể hiện khát vọng sống mãnh liệt của nhà thơ và khát khao tự do của thi nhân.
Kết bài
– Nghệ thuật: sử dụng hán ngữ, bút pháp ước lệ, lấy mây điểm trăng, lấy động tả tĩnh, lấy vật tả cánh, có nét cổ điển xen lẫn hiện đại…
– Nội dung: Miêu tả bức tranh thiên nhiên bao la rộng lớn, nhìn có vẻ vắng vẻ cô qụanh nhưng thực thực ra lại ẩn chứa sức sống mãnh liệt và thái độ ung dung tự tại giữa gông cùm xiềng xích.
– Nêu cảm nghĩ của bản thân về tác giả và bài thơ