Dàn ý phân tích bài thơ sang thu của Hữu Thỉnh đầy đủ, chi tiết

Lập dàn ý là bước đầu tiên và quan trọng của một bài làm văn và ở nhiều dạng bài viết khác như bài báo hay bài nghiên cứu. Một bài viết chỉ chặt chẽ và thuyết phục khi được lập dàn ý trước khi viết. Với ý nghĩa này của dàn ý, khi làm bài về bài thơ Sang thu, dàn ý phân tích bài thơ sang thu là bước đầu tiên không thể bỏ qua.

Bạn đang đọc: Dàn ý phân tích bài thơ sang thu của Hữu Thỉnh đầy đủ, chi tiết

Mở bài

Cũng như cấu trúc chung của mọi bài viết, phần đầu tiên trong dàn ý phân tích bài thơ sang thu là phần mở bài.

– Trước tiên, bạn cần đề cập đến thông tin của tác phẩm. Đó là bài thơ Sang thu được sáng tác vào năm 1977 và được đăng lần đầu trên báo Văn nghệ. Sau này, bài thơ được in trong nhiều tập thơ khác nhau.

– Với phần mở bài của đề bài này, bạn cũng cần nêu rõ được cảm hứng sáng tác mà mùa thu mang đến cho các nhà thơ, nhà văn. Và dù nhiều nhà thơ viết về mùa thu, nhưng bạn cần nêu được điểm riêng trong cách Hữu Thỉnh viết về mùa thu. Ở đây là tác giả viết về thời khắc giao mùa, từ mùa hạ sang mùa thu.

– Thêm một điểm trong phần mở bài dàn ý phân tích bài thơ sang thu, bạn cần khái quát về nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Sang thu.

Thân bài dàn ý phân tích bài thơ sang thu

Để có dàn ý phân tích bài thơ sang thu bạn cần đưa ra các luận điểm hay các đề mục chính cần phân tích để làm nổi bật được vẻ đẹp hay giá trị của bài thơ.

Với bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh, bạn cần phân tích với hai luận điểm chính dưới đây.

  • Luận điểm 1: Vẻ đẹp của đất trời ở thời khắc chuyển mình từ hạ sang thu

Trong luận điểm này cần nhấn mạnh những đặc điểm biến đổi của đất trời khi thu sắp sang.

Tác giả đã rất tinh tế khi nhận ra những tín hiệu giao mùa qua việc quan sát và cảm nhận những ngọn gió se và đặc biệt là hương thơm của ổi chín.

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se.

Từ “bỗng” ngay ở đầu câu thơ cho thấy tác giả chỉ đột ngột nhận ra sự thay đổi của đất trời trong thời khắc giao mùa. Những cơn gió se đầu tiên thổi qua mang theo hương ổi chín, và đó chính là dấu hiệu của mùa thu đang dần sang.

Bên cạnh đó, Hữu Thỉnh còn nhận thấy dấu hiệu của mùa thu ở những thay đổi của làn sương, của dòng sông đến tiếng chim và những đám mây cũng đã mang nét riêng của mùa thu.

Tác giả cảm nhận làn sương thu mỏng đang chậm rãi chùng chình bay qua ngõ, chứ không còn xuống thật dày đặc, ướt át và cũng nhanh tan như sương mùa hè. Dòng sông của mùa thu cũng có dòng chảy chậm chạp, thong thả trôi như chính cái từ láy “dềnh dàng” mà tác giả sử dụng để miêu tả. Và mọi thứ vẽ lên bức tranh thiên nhiên thật êm dịu và lòng người vì thế cũng sẽ nhẹ nhàng, thư thái.

Dấu hiệu của mùa thu mà Hữu Thỉnh nhận thấy còn là đám mây như đang lưu luyến mà phân làm đôi, một nửa của mùa hè chưa muốn rời đi, một nửa đã vắt sang mùa thu dịu dàng. Cái vắt mình của đám mây thể hiện sự cảm nhận vô cùng tinh tế của nhà thơ. Liệu rằng có phải đám mây còn chưa dứt khoát chia tay mùa hạ mà mang thu về, hay chính tác giả còn lưu luyến mùa hạ cũ những cũng mong mùa thu mới.

Nhưng rồi những dấu hiệu đã rõ nét hơn. Những cơn nắng cuối hạ dù còn nồng nhưng ánh sáng đã nhạt dần. Và rõ hơn hết, những ngày giao mùa sang thu, mưa rào đã không còn đến bất ngờ và ào ạt. Những cánh chim cũng trở nên vội vã hơn:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt dầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu….

Với thân bài dàn ý phân tích bài thơ sang thu bạn cần nêu được rằng nhà thơ đã nhận ra vẻ đẹp của đất trời lúc giao mùa bằng các giác quan và những rung động tinh tế của tâm hồn.

Như vậy ta có thể thấy, chỉ với một bài thơ ngắn tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên trong thời khắc giao mùa rõ nét và đẹp đẽ. Nhưng bức tranh ấy đặc biệt ở chỗ, nó được tạo thành bởi không chỉ màu sắc mà bằng cả âm thanh, mùi vị, chuyển động. Bức tranh mang đậm vẻ đẹp bình yên của làng quê Việt Nam lúc vào thu.

  • Luận điểm 2: Những suy ngẫm của nhà thơ khi nhận ra thời khắc giao mùa

Tâm trạng của nhà thơ chính là sự ngỡ ngàng mà bâng khuâng. Tâm trạng ấy được thể hiện qua các từ mang sắc thái không chắc chắn như “bỗng”, “hình như”.

Không đơn thuần là một bài thơ miêu tả thiên nhiên lúc giao mùa hay những cảm nhận trước thời khác ấy, bài thơ “Sang thu” còn thể hiện sự suy ngẫm của tác giả:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Hai câu thơ cuối của bài vừa mang ý nghĩa tả thực và vừa được dung như một hình ảnh ẩn dụ. Hàng cây lúc này, sau một mùa hạ nhiều bão giông, giờ đây thu sang thì không còn bị bất ngờ mà giật mình vì tiếng sấm nữa. Đó là ý nghĩa tả thực. Nhưng qua hình ảnh thực ấy, nhà thơ đang thể hiện suy ngẫm rằng, khi con người ta trải qua nhiều khó khăn sẽ trở nên vững vàng hơn trước những biến cố, tác động tiêu cực từ ngoại cảnh, từ cuộc đời.

Kết bài

– Phân kết bài trong dàn ý phân tích bài thơ sang thu bạn cần khái quát được, dù là một bài thơ ngắn nhưng đã nêu được những hình ảnh đặc sắc, những dấu hiệu đặc trưng về thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu ở làng quê Việt Nam.

– Đồng thời, các biện pháp nghệ thuật tu từ như dùng từ láy, biện pháp nhân hóa, ẩn dụ cần được điểm lại và nhấn mạnh vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong việc gợi tả vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu.

– Cũng qua bài thơ, ta thấy được lòng yêu thiên của tác giả và nhờ đó ông đã có những cảm nhận tinh tế cùng cũng những suy ngẫm trước đất trời và trước cuộc đời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *