Để viết được bài văn hay, lập dàn ý là rất cần thiết. Dưới đây là dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng chi tiết nhất có thể tham khảo.
Bạn đang đọc: Dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng chi tiết, dễ hiểu nhất
Mở bài dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng
Khi lập dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng, ta có thể mở bài theo cách sau đơn giản và dễ dàng nhất:
– Giới thiệu qua về tác giả Xuân Diệu
– Giới thiệu qua về bài thơ Vội vàng
Xuân Diệu là nhà thơ nổi bật trong phong trào Thơ Mới. Ông được xem là “ông hoàng thơ tình” trong thi đàn Việt Nam. Thế nhưng bên cạnh đó, Xuân Diệu còn có những bài thơ viết về lẽ sống, về lí tưởng với nhiều quan niệm nhân sinh sâu sắc. Trong đó có bài thơ “Vội vàng”.
Thân bài dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
– Xuân Diệu (1916-1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha.
– Xuân Diệu là nhà thơ nổi bật trong phong trào Thơ Mới, được Hoài Thanh nhận xét là “mới nhất trong các nhà Thơ Mới” nhờ phong cách hiện đại, táo bạo, độc đáo.
– Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm 1996.
– “Vội vàng” là bài thơ nằm trong tập thơ “Thơ thơ”
– Là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ ca của Xuân Diệu thời kì trước Cách mạng.
– “Vội vàng” chứa đựng tư tưởng sống hết mình, trân trọng từng giây phút của cuộc đời.
Phân tích tác phẩm
- Luận điểm 1. Tình yêu thiên nhiên và niềm say mê cuộc đời
– Thiên nhiên hiện lên rất đẹp, đầy hương vị và màu sắc. Với “đồng nội xanh rì”, “cành tơ phơ phất”, “ong bướm”.
– Âm thanh sống động, vui tươi: khúc tình si của yến anh
– Ánh sáng tươi đẹp, giàu sức sống “chớp hàng mi”
– Sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ “này đây” để diễn tả thiên nhiên phong phú, sự sống tràn đầy.
– Bình minh được xem là bắt đầu của sự sống, “thần Vui hằng gõ cửa”
– Tháng Giêng được miêu tả “ngon như một cặp môi gần”.
+ Tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “ngon”, giúp người đọc dễ hình dung về vẻ đẹp của thiên nhiên.
+ Hình ảnh chiếc môi hiện lên quyến rũ, như là của giai nhân, trinh nữ.
Đây là câu thơ độc đáo, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu. Đọc thơ, độc giả sẽ hình dung ra sự tươi mới, đa sắc màu, âm thanh của thiên nhiên cảnh vật.
– Tác giả rất tha thiết với thiên nhiên dù cho còn trẻ, còn nhiều thời gian nhưng vẫn luyến tiếc sự trôi chảy không ngừng. Sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”, “không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
- Luận điểm 2. Nỗi trăn trở trước thời gian và cuộc đời
– Sử dụng các câu thơ miêu tả sự trôi chảy của thời gian với cách dùng từ độc đáo “đương qua”, “sẽ già”,… Cách nhìn thời gian độc đáo, có quá khứ, tương lai, đang trôi chảy không ngừng mỗi khoảnh khắc.
– So sánh: xuân hết – tôi cũng mất: mối tương giao giữa con người với thời gian, con người có liên kết chặt chẽ với thiên nhiên, không tách rời.
– Thiên nhiên trong lối sống khẩn trương, vội vàng của Xuân Diệu đượm buồn, chim ngừng hót, lá ngừng rao, “rớm vị chia phôi”.
– Sử dụng câu hỏi tu từ để làm nổi bật nghịch lí giữa tuổi trẻ với thời gian:
“Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”
– Xuân Diệu thốt lên lời than thể hiện sự tiếc nuối, lo lắng của mình trước sự trôi chảy của thời gian. Đó cũng là tâm trạng bâng khuâng, không nỡ rời của thi sĩ.
- Luận điểm 3. Khát vọng sống của tác giả
Chính vì thiên nhiên vô hạn, con người lại hữu hạn, thời gian không ngừng lại, Xuân Diệu đã thể hiện quan niệm sống mãnh liệt, hết mình.
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng.”
– Sử dụng nghệ thuật trùng điệp “ta muốn” với hàng loạt các động từ mạnh: “ôm, riết, say, thâu”. Thể hiện khát vọng sống nồng nàn, say mê với cuộc đời.
– Nhịp điệu dồn dập, hối hả, sôi nổi và cuồng nhiệt được tạo nên bởi những câu thơ dài ngắn xen kẽ.
– Tác giả quan niệm sống là để yêu, say mê cảnh vật và hòa mình vào dòng chảy chung của thiên nhiên.
– Câu thơ “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi” thể hiện khát khao được sống hết mình, không bỏ lỡ bất cứ khoảnh khắc, vẻ đẹp nào của thiên nhiên, cuộc đời.
Đó cũng chính là lời nhắn nhủ: hãy sống nhiệt thành, hết mình, tận hưởng mọi khoảnh khắc.
Kết bài
– Khái quát về nghệ thuật:
Tác phẩm sử dụng dày đặc các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, so sánh,… cùng thể thơ tự do đã làm nổi bật sự độc đáo trong phong cách văn chương Xuân Diệu. Ông làm thơ cũng như sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, mạnh mẽ, hết mình. Đồng thời cho thấy cảm quan của người thi sĩ về nghệ thuật rất đẹp, nhân văn và tài hoa.
– Cảm nhận chung về bài thơ
“Vội vàng” không phải là quan niệm sống vội, ích kỉ mà là lời nhắn nhủ của Xuân Diệu hãy trân trọng từng giây phút của cuộc đời này. Hãy sống hết mình, yêu cuồng nhiệt, mở to đôi mắt và trái tim nóng bỏng của mình để thấu hiểu và cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp của cuộc đờ.