Dàn ý phân tích chí khí anh hùng – Để có thể phân tích chí khí anh hùng của Từ Hải hay chính xác, các em hãy đọc ngay dàn ý dưới đây. Nội dung dàn ý sẽ giúp các em nắm rõ nội dung và phân tích hay, đúng nhất.
Bạn đang đọc: Dàn ý phân tích Chí khí anh hùng trích Truyện Kiều – Nguyễn Du chính xác từng luận điểm
Dàn ý phân tích
Mở bài
– Dàn ý phân tích chí khí anh hùng – Giới thiệu về Nguyễn Du: Nguyễn Du là đại thi hào, là danh nhân văn hóa thế giới. Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống làm thơ văn và say mê ca. Vì vậy ông tiếp thu rất nhiều tinh hoa gia tộc và các nền văn hóa của dân tộc. Nhưng sinh ra trong thời kì lịch sử đầy biến động dữ dội của xã hội phong kiến, nên cuộc đời ông cũng thăng trầm. Ông sớm mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lưu lạc 10 năm, cơ cực vất vả. Chính những điều đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá và am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian.
– Giới thiệu đoạn trích Chí Khí Anh Hùng – Trong sự nghiệp văn học của mình, ông đã để lại cho đời nhiều kiệt tác, một trong những kiệt tác lớn đó là Truyện Kiều. Đây là tác phẩm lớn kể về cuộc đời cô Kiều năm chìm bảy nổi, hồng nhan bạc phận. Một trong những đoạn trích của Truyện Kiều phải kể đến đoạn Chí Khí Anh Hùng nói về người anh hùng Từ Hải. Kiều và Từ Hải sống hạnh phúc nửa năm bên nhau thì Từ Hải phải từ biệt Thúy Kiều ra đi lập sự nghiệp lớn.
Thân bài
Biết thân chạy chẳng khỏi trời,
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.
Rộng thương cỏ nội hoa hèn,
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
– Hoàn cảnh chia tay
+ Kiều và Từ Hải sống chung được nửa năm. Họ gặp nhau cũng vô tình và trúng tiếng sét ái tình. Mới gặp đã tưởng như trăm năm “Qua chơi thấy tiếng nàng Kiều/Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng” đang say đắm trong tình yêu, thì Từ Hải
+ Tuy nhiên, tình yêu đang nồng nàn, say đắm, từ hải bỗng “động lòng bốn phương”. Có nghĩa là cái chí anh hùng trong Từ Hải lại trỗi dậy. Tình yêu nồng nàn là thế nhưng người anh hùng này không muốn cả đời chỉ gò bó bên nhi nữ, bên người yêu. Chàng còn muốn vũng vẫy bốn phương, tạo lập lên những công danh hiển hách.
>> Mấy ai đang ngọt ngào trong tình yêu mà có thể thoát ra được khỏi vòng tình ái. Vây mà Từ Hải lại có thể động lòng với bốn phương, chàng muốn đi để chinh phục đỉnh cao danh vọng
>> Đây chính là chí khí anh hùng
– Hình ảnh Từ Hải
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.
- Có chí khí anh hùng
+ Khát khao tung hoành, động lòng bốn phương: ở bên Kiều đã nửa năm khi tình đang mặn nồng, nhưng chàng cũng đã động lòng bốn phương. Chàng khát khao tung hoành bốn phương, đúng với cái khí chất anh hùng đang chảy trong máu huyết.
+ Quyết mưu sự nghiệp phi thường => Đây là lí tưởng anh hùng thời đại
+ Tư thế ra đi hiên ngang, dũng mãnh phóng khoáng: Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong. Ta có thể hình dung Từ Hải ra đi rất hiên ngang, đầu không ngoảnh lại, trên người là thanh gươm sắc, cưỡi con ngựa dũng mãnh. Một tướng, một ngựa cứ vậy mà đi không động lòng.
+ >> Qua đây càng khẳng định, Từ Hải là người khát vọng công danh phi thường. Vượt qua được tình cảm nữ nhi tình thường để cống hiến cho sự nghiệp, cho công danh. Đây mới là cái mà một người nam nhân hướng tới:
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
+ Trước sự yếu đuối của Kiều, Từ Hải coi nàng là tri kỉ và khuyên nàng hãy mạnh mẽ lên để xứng đáng là vợ của một người anh hùng. Khuyên Kiều hãy thoát khỏi tình cảm nữ nhi thường tình, hãy vượt lên trên tình cảm này. Từ Hải nhất định phải ra đi, phải vang danh bốn phương.
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp dường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
+ Dàn ý phân tích chí khí anh hùng – Đây là lời hứa của Từ Hải. Khi nào có thể danh thành công toại, 10 vạn tinh binh, tương lai thành công
+ Làm cho rõ mặt phi thường nghĩa là chứng tỏ được tài năng xuất chúng. Qua đây cho thấy Từ Hải rất tin tưởng vào tương lai sự nghiệp của bản thân. Tin tưởng sẽ mang lại cho Kiều một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc.
+ Rước nàng nghi gia nghĩa là cho Kiều cuộc sống viên mãn. Khi công thành danh toại, Từ hải sẽ rước Kiều về để mang cho nàng cuộc sống có danh phận và hạnh phúc.
>> Qua đây cho thấy Từ Hải là người rất có chí khí anh hùng, thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu sắc với tri kỉ. Đối với Từ Hải việc mình thành danh cũng chính là mang đến hạnh phúc cho người mình thương. Làm trai phải có gì trong tay mới xứng đáng với người con gái mình yêu.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
+ Từ Hải khuyên Thúy Kiều, nếu cứ đi theo chàng thì chỉ thêm khổ. Vì bây giờ, với chàng bốn bể là nhà vô cùng khó khăn vất vả, gian nan. Từ Hải lại không muốn Kiều phải khổ.
+ Theo càng thêm bận cho thấy việc Kiều theo Hải sẽ làm lỡ việc lớn, đồng thời Từ Hải cũng không quan tâm và lo cho Kiều được.
+ Từ Hải tiếp tục an ủi kiều hãy chờ đợi một thời gian ngắn nữa thôi khi chàng thành công sẽ quay lại đón nàng. Từ Hải cũng hứa hẹn thời gian chỉ là một năm thôi, chàng nhất định thành công.
>> Cho thấy Từ Hải thực lòng yêu Kiều sâu sắc và càng mong muốn thành danh để đón Kiều. Có thể nói chí khí anh hùng và tình yêu dường như hòa quyện vào nhau, thúc đẩy nhau để tạo nên sức mạnh lớn, cỗ vũ tinh thần Từ Hải xông pha bốn phương, mang đến công danh cho mình.
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
+ Hành động vô cùng quyết đoán, dứt áo ra đi cho thấy hành động không do dự, không bịn rịn mang tầm của một người anh hùng, không bị lệ thuộc nhiều vào nữ nhi tình trường.
Qua đây càng khẳng định Từ hải là bậc anh hùng cái thế, là người có tầm vóc, phi thường, sánh ngang đất trời vũ trụ. Đồng thời cũng là người tài năng, bản lĩnh, có chí khí ước mơ lớn lao của một bậc đại trượng phu.
Nghệ thuật
– Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng
– Đối thoại bộc trực làm bộc lộ tính cách rõ ràng của hai nhân vật. Một bên là bịn rịn nữ nhi, một bên là dứt khoát chí khí anh hùng
– Nghệ thuật xay dựng hình tượng anh hùng qua lời nói, hành động, dáng vẻ
Kết bài
– Nêu ý nghĩa đoạn trích thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng và ca ngợi tình yêu chân thành của Từ Hải dành cho Thúy Kiều. Trong xã hội cũ mấy ai được như Từ Hải, vừa là một người anh hùng không ai sánh bằng với chí khí lớn, khát vọng lớn nhưng vẫn dành tình cảm sâu nặng cho Thúy Kiều, một cô gái lầu xanh. Phải là người có trái tim nhân hậu, yêu và thương cho cuộc đời người phụ nữ mới có thể dành tình yêu sâu đậm co kiều, khát vọng chinh phục bốn phương để có công danh và mang đến cho Kiều danh phận, cuộc đời hạnh phúc viên mãn.
– Nguyễn Du cũng gửi gắm khát vọng tự do, công lý trong xã hội cũ thông qua nhân vật Từ Hải. Từ Hải chính là nhân vật anh hùng xuất sắc trong truyện Kiều, đại diện cho công lý, sự thẳng thắn, khát vọng và ý chí.
>> Xem thêm: Bài văn mẫu phân tích Chí khí anh hùng Ngữ văn 10 đầy đủ, chính xác