Dàn ý phân tích hình tượng cây xà nu đầy đủ, chi tiết

Dàn ý phân tích hình tượng cây xà nu – Tài liệu dàn ý phân tích dưới đây sẽ giúp các em nắm được nội dung bài phân tích và hành văn hay, chuẩn hơn.

Bạn đang đọc: Dàn ý phân tích hình tượng cây xà nu đầy đủ, chi tiết

Rừng xà nu là tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong văn học lớp 12. Đây là tác phẩm hay và có nhiều ý nghĩa, thường được đưa vào các bài thi, kiểm tra. Trong đó hình ảnh cây xà nu là hình ảnh chính, hình ảnh tư tưởng của tác phẩm thường xuyên được đưa vào các đề thi. Với dạng bài phân tích hình tượng cây xà nu, các em cần nắm vững kiến thức cơ bản, những luận cứ, luận điểm cần triển khai trong bài văn, tránh lạc đề, lan man.

Dàn ý chi tiết phân tích hình tượng cây xà nu

Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung Thành, người đã gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, có nhiều tác phẩm về những con người và mảnh đất nơi đây.

– Giới thiệu về tác phẩm và hình tượng cây xà nu. Bên cạnh những hình tượng con người anh dũng, thì nổi bật hơn cả là hình tượng cây xà nu.

Ví dụ: Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, ông còn có bút danh là Nguyên Ngọc. Ông là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Một thời gian dài ông sống và gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ và có nhiều tác phẩm về mảnh đất cũng như con người nơi đây. Tác phẩm Rừng Xà Nu được ra đời trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, nói về những con người anh dũng, sẵn sàng hi sinh để đánh đuổi giặc. Nổi bật nhất và xuyên suốt tác phẩm chính là hình tượng cây xà nu, dũng mãnh, đã chứng kiến và trưởng thành cùng người dân nơi đây. Cây xà nu chính là biểu tượng của những con người Tây Nguyên anh dũng, bất khuất, kiên cường.

Thân bài

  • Luận điểm 1: Vị trí xuất hiện

– Nói đến cây xà nu là hình tượng xuyên suốt tác phẩm, thể hiện chủ đề và tính sử thi của tác phẩm. Nó xuất hiện ngay ở đoạn mở đầu, toàn bộ thiên truyện và ở đoạn kết.

  • Luận điểm 2: Cuộc sống thường ngày

– Giới thiệu về cây xà nu với cuộc sống thường ngày, đó là đặc điểm cây xà nu: là cây gỗ họ thông, gỗ nhựa, quý thơm, ham sống mãnh liệt, ham ánh sáng mặt trời.

Dẫn chứng: “cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh, ròn, hình nhọn như mũi tên lao thẳng lên bầu trời”, “có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê”, “đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”.

– Gỗ xà nu và khói xà nu nhuộm đen bảng

– Xà nu gắn với cuộc sống sinh hoạt, không gian núi rừng tây nguyên

>> Tác giả muốn nói đến cuộc sống bình thường của cây xà nu cho thấy, trong thời bình, cây xà nu vẫn có những giá trị vô cùng lớn lao chứ không chỉ riêng thời chiến. Cây xà nu gắn liền với bà con nơi đây từ những điều giản dị nhất. Qua đây chúng ta càng trân quý cây xà nu hơn, một biểu tượng của đất rừng Tây Nguyên, giản dị mà trung nguyên, bất khuất, kiên cường.

>> Chất sử thi truyện ngắn được tạo bởi hình tượng cây xà nu. Nó được khai thác từ nhiều góc độ và lập đi lặp lại nhiều lần cho thấy tính chất vô cùng quan trọng. Ví dụ như: Đôi xà nu lập lại 4 lần, rừng xà nu lập lại 5 lần, hàng vạn cây, ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng.

  • Luận điểm 3: Gắn với những sự kiện trọng đại

– Rừng xà nu gắn với nhiều sự kiện trọng đại:

+ Đuốc xà nu chiếu sáng các trận đồng khởi

+ Bảo vệ buôn làng khỏi những trận bom

+ Dân làng mài vũ khí dưới ánh đuốc xà nu

+ Giặc đốt hai bàn tay Tnu bằng giẻ tẩm nhựa xà nu

>> Hình ảnh cây xà nu luôn dũng mãnh, bên cạnh người dân Tây Nguyên càng khẳng định được giá trị và vị trí của nó trong lòng những con người Tây Nguyên. Cây xà nhu không trực tiếp đánh giặc nhưng nó đã ở bên, sánh bên cùng người dân nơi đây, nó cũng góp công lao bé nhỏ vào cuộc chiến với giặc.

  • Luận điểm 4: Biểu tượng cho con người – dân làng Xô man nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung

– Cụ mết:

+ Đại diện cho thế hệ già, đi tước, giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng, cách mạng: Đó là cụ Mết – cụ chính là “cây xà nu lớn” che chở cho dân làng bằng tư tưởng, lòng dũng cảm và truyền lửa cho thế hệ trẻ, tiếp nối tư tưởng, sức mạnh, để bảo vệ quê hương đất nước.

+ Dẫn chứng: Một bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy vai anh như một cái kìm sắt. Anh quay lại: cụ Mết! Ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng. Ông ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn.

>> Những miêu tả về ông cho thấy ông là người vô cùng dũng mãnh, ý chí kiên cường, lời ông nói ra nặng tựa núi sông, cả dân làng đều im lặng nghe. Ông là người có sức ảnh hưởng mạnh.

+ Ông là người bên ngoài mạnh mẽ, nhưng bên trong vô cùng ấm áp:

Dẫn chứng: Ông cụ Mết đứng lặng nhìn tấm lưng rộng của Tnú. Những vết thương xưa vẫn còn ngang dọc trên tấm lưng ấy, đã thành sẹo tím. Từ đôi mắt ông cụ lăn ra hai giọt nước mắt lớn, ông lén trở tay chùi một cách vội vã. Tnú không kịp thấy. Còn lũ trẻ thì ngơ ngác, sửng sốt…

>> Cho thấy ông chính là cây xà nu lớn bao bọc những cây xà nu nhỏ không chỉ bằng vẻ bề ngoài cứng rắn, mạnh mẽ mà còn là một tâm hồn cao cả, sự bao dung tận trái tim.

 – Tnu, Mai, Dít

+ Đại diện cho cây trưởng thành, thế hệ mới, thế hệ trẻ đã trưởng thành đó là Tnú, Mai và Dít. Đây là những người trẻ nhiệt huyết và trong bom đạn họ không hề e ngại, những vết thương cũng rất mau lành.

Dẫn chứng: Những vết thương xưa vẫn còn ngang dọc trên tấm lưng ấy, đã thành sẹo tím

+ Mai là vợ của Tnú và đã hi sinh trong trận chiến với bọn giặc ở đồn Đắc Hà. Cái chết của Mai chính là sự hi sinh dũng cảm của thế hệ trẻ, chết nhưng không hết, nó truyền lửa cho thế hệ mai sau.

+ Dít là em của Mai giờ đã là bí thư chi bộ và kiêm chính trị viên xã hội

– Bé Heng

+ Đại diện cho cây xà nu mới – hình ảnh thiếu niên – cây con mới mọc lên khỏi mặt đất đã nhọn như mũi tên, mũi lê. Bé Heng tuy nhỏ nhưng dũng cảm tiếp bước cha anh.

>> Đánh giá: Thế hệ này ngã xuống thì thế hệ sau đứng lên, quyết tâm chống giặc, giành lại hòa bình cho quê hương đất nước.

Dẫn chứng: bên cạnh một cây xà nu ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên”.

  • Luận điểm 5: Phản ánh nỗi đau con người phải chịu ở nơi đây

– Những nỗi đau mà cây xà nu chịu cũng chính là những nỗi đau mà những người dân nơi đây đã trải qua. Có cây bị chặt ngang mình, có cây thì vêt thương ứa nhựa, rồi dần bầm lại, quyện thành từng cụ máu lớn…

+ Phản ánh nỗi đau con người đó là hình ảnh anh Nút, bà Nhan bị chặt đầu treo lên cây

+ Đó là Mai và đứa con bị tra tấn bằng gậy sắt đến chết

+ Đó là anh Tnú với 10 ngón tay đốt bằng nhựa xà nù và giờ chỉ còn 2 đốt.

>> Cây đau làm sao thì những người dân nơi đây đau làm vậy. Nhưng trong nỗi đau ấy là tình thần vô cùng bất khuất, không sợ hãi khiến cho kẻ thù phải kiếp sợ. Từ những người trẻ cho đến người già, tất cả đều đồng lòng chống giặc.

  • Luận điểm 6: Biểu tượng cho sức sống người Tây Ngyên

– Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ để nói về sức sống mãnh liệt, tinh thần bất diệt, bất khuất, sức mạnh phi thường của dân làng Xô Man nói riêng và những người anh hùng Tây Nguyên nói chung.

+ Đó là hình ảnh cả đồi xà nu hàng trăm cây gắn bó với nhau như cộng đồng người Tây Nguyên

+ Đó là hình ảnh cả cánh rừng bạt ngàn không sợ hãi, không khuất phục, cây mẹ ngã, cây con mọc lên

+ Đó là hình ảnh cây xà nu sinh sôi, nảy nở, ham ánh mặt trời như người Tây Nguyên khao khát tự do, hạnh phúc

>> Nếu rừng xà nu mạnh mẽ, ham sống, vươn lên thế nào thì đó chính là hình ảnh những con người tây  nguyên, họ cũng mạnh mẽ, ham tự do, khát vọng lớn lao.

>> Cánh rừng xà nu bạt ngàn đã tạo ra không gian sử thi cho tác phẩm.

Kết bài

– Khát quát lại giá trị nghệ thuật: Ngòi bút giàu chất sử thi, ngôn ngữ giản dị, đậm chất tây nguyên

– Đánh giá nội dung: Đây là một khúc sử thi văn chương hiện đại, tái hiện vẻ đẹp tráng lệ hào hùng của núi rừng tây nguyên, con người và văn hóa tây nguyên

– Cảm nhận của em về hình tượng cây xà nu, con người nơi đây, tác phẩm và tác giả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *