Dưới đây là hướng dẫn lập dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao chi tiết trong tác phẩm kinh điển Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.
Bạn đang đọc: Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù
Việc lập dàn ý cho mỗi bài tập làm văn là điều rất cần thiết. Nó giúp các bạn phân tích tác phẩm, nhân vật dễ dàng hơn, đầy đủ và trọn vẹn hơn. Việc lập dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù cũng vậy. Bạn sẽ thuận lợi hơn trong quá trình phân tích. Bạn cũng dễ dàng phân bổ được thời gian và nội dung trong từng phần bài.
Mở bài
Các bạn chỉ cần nhớ 3 luận cứ chính khi lập dàn ý phân tích nhân vật Huấn cao trong Chữ người tủ tù:
- Khái quát đôi dòng về nhà văn Nguyễn Tuân. Ông là người như thế nào? Văn phong của ông ra sao? Ông được giới phê bình văn học đánh giá là nghệ sĩ tài hoa, với phong cách uyên thâm, đã dành cả cuộc đời để đi tìm cái đẹp.
- Nhắc qua về nguồn gốc, xuất xứ của truyện nhắn Chữ người tử tù. Nó nằm ở đâu, thuộc tập truyện nào? Nó là một truyện ngắn, được in trong bộ “Vang bóng một thời”. Truyện đặc sắc, điển hình cho sự tài hoa phong nhã của tác giả.
- Cuối cùng, các bạn đừng quên giới thiệu về nhân vât Huấn Cao một cách khái nhất.
Thân bài
Ở phần này, do đề bài là lập dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù nên các bạn cần “note” lại 5 luận điểm sau, để làm nổi bật nhân vật:
- Luận điểm 1: Huấn Cao thực sự là một nghệ sĩ tài hoa về lĩnh vực thư pháp
Ở luận điểm này, các bạn có dễ đưa ra dẫn chứng cụ thể qua cuộc trò chuyện của viên quản ngục và thầy thơ. Đó là danh tiếng viết chữ “rất nhanh và đẹp” của Huấn Cao vang xa khắp tỉnh Sơn. Ai ai cũng đồn thổi. Và cả suy nghĩ của viên quan ngục khi tìm cách xin chữ Huấn Cao: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm… có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời”. Để làm sáng tỏ thêm sự tài hoa của nhân vật, các bạn cần phân tích thêm cả cảnh cho chữ: “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ”. Người bình thường, với tư thế thoải mái viết chữ đã chưa chắc đẹp. Ấy thế nhưng Huấn Cao lại quá phi thường. Trong lao ngục tăm tối, khi thể xác bị kìm gông mà ông vẫn múa bút vô cùng điệu nghệ và tâm huyết. Qua đó có thể khẳng định, nhân vật Huấn Cao là bậc tài kiệt trong viết thư pháp.
- Luận điểm 2 đó là phân tích để làm rõ khí phách kiên trung, bất khuất của người tử tù
Để dẫn chứng cho luận điểm này, các bạn hãy chú ý qua lời nhận xét và thái độ của những tên quản ngục với Huấn Cao. Nghe danh Huấn Cao là tên cầm đầu phản loạn. Dù bị ngục tù nhưng ông không hề run sợ, vẫn vô tư lự khiến đám cai tù lo lắng. Các bạn có thể trích dẫn nhưng lời trao đổi giữa các cai ngục khi nói về Huấn Cao như “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, hay “ra tay tháo cũi xổ lồng như chơi”, “có tài bẻ khóa vượt ngục”, “văn võ kiêm toàn”…
Qua đây có thể thấy, Huấn Cao là nhân vật anh hùng của dân đen. Ông vì căm tức, khinh bỉ thói cai trị của triều đình mà đứng lên khởi nghĩa, những mong mang lại bình yên cho dân chúng. Vì phục vụ cho chính nghĩa nên ông không hề run sợ trước bọn cường hào, áp bức. Ngay khi bước chân vào nhà ngục, ông đã tỏ khí phách tiết tháo của Nho giáo, thản nhiên rũ rệp trên thang gông. “Huấn Cao, lạnh lùng chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt. Một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh nhạt lấm tấm những điểm nâu đen”. Không những thế, ông còn thẳng thừng tỏ thái độ khinh miệt với viên cai ngục, chứng tỏ sự không khuất phục trước bất công. Khích phách ngang tàng của Huấn Cao còn bộc lộ qua sự khúm núm, thán phục của viên quản ngục và thầy thơ. Đồng thời, cũng thể hiện thái độ xem nhẹ cái chết tự lông hồng của Huấn Cao.
- Luận điểm 3: Nhân cách lương thiện, cao đẹp của nhân vật
Ta có thể dễ dàng nhận thấy qua suy nghĩ và hạnh động của không trước và sau khi biết viên quan ngục muốn xin chữ. Khi chưa biết, Huấn Cao tỏ rõ thái độ khinh miệt vì cho rằng viên quan ngục đang làm công việc tiếp tay cho cái ác. Nhưng khi biết tám lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản, ông không chỉ nhận lời cho chữ mà còn khuyên ra và tỏ ra ân hận. Ông không bao giờ vì tiền tài danh vọng mà cho chữ. Ông chỉ vì tấm lòng của người xin. Bởi người xin chữ ở đây là người có tâm hồn thiện lương, biết yêu cái đẹp.
Có lẽ vì cuộc đời xô đẩy mà chọn nhầm nghề. Điều đó thể hiện ở đoạn ông nói:“ “Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm ông biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao trân trọng những người có sở thích thanh cao. Ông tôn kính những ai biết yêu cái đẹp và lẽ phải trái.
Chính vì Huấn Cao rất khí phách, rất tài nghệ và có lòng từ bi mà có diễn ra “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Một người tử tù đang viết chữ như rồng múa phượng bay trong khi đang bị cùm gông, xiềng xích, giữa chốn lao ngục hôi hám, bẩn thỉu. Kết thúc cảnh tượng ấy cũng là cái kết thất bại của điều bất lương, cái ác trước tình người, sự tử tế và lương thiện.
- Luận điểm 4: Phân tích biện pháp nghệ thuật
Khi thực hiện dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù, không thể không nhắc tới tài năng sử dụng nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của nhà văn Nguyễn Tuân. Ông đã cho nhân vật xuất hiện trong một tình huống truyện có 1-0-2. Tiếp đến là nghệ thuật đối lập, tương phản: trong khi người đi cho chữ là tử tù thì người xin chữ lại là người quản tù, thầy thơ lại đối nghịch giữa tội đồ và người cầm quyền “Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực”; tương phản giữa ánh sáng của bó đuốc thắp lên trong cảnh cho chữ và bóng tối nhà lao; giữa sự thanh cao với phàm tục “đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú…” .
Bên cạnh đó, ngôn từ mà nhà văn dùng để khắc họa nhân vật Huấn Cao vô cùng sống động, giàu chất tạo hình. Ông sử dụng nhiều từ Hán Việt, mang khẩu khí của người xưa nên càng tăng thêm vẻ đẹp, không khí của vang bóng một thời.
Kết bài
– Để hoàn thành dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù, ở phần kết bài các bạn một lần nữa cần khái quát lại hình tượng nhân vật Huấn Cao. Đó là một người tài hoa, có khí phách ngang tàng và một cái tâm thánh thiện.
– Đồng thời, các bạn nhắc tới thông điệp, quan điểm của nhà văn Nguyễn Tuân gửi gắm qua nhân vật Huấn Câu. Đó là tài năng cần phải luôn đi cùng với cái tâm lương thiện.
>> Xem thêm: Phân Tích Bài Chí Khí Anh Hùng Trong “Truyện Kiều” Của Nguyễn Du