Dàn ý phân tích từ ấy

Dàn ý phân tích từ ấy cần nêu rõ được ý nghĩa của thời điểm “từ ấy” và những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tình cảm của Tố Hữu kể từ thời điểm ấy.

Bạn đang đọc: Dàn ý phân tích từ ấy

Mở bài

Ở phần mở bài trong dàn ý phân tích từ ấy, ta cần giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu cũng như hoàn cảnh ra đời, nội dung của bài thơ “Từ ấy”.

Vế tác giả Tố Hữu, ông là một nhà thơ tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, chặng đường sáng tác của ông luôn gắn liền và song hành cùng với từng chặng đường của cách mạng dân tộc. Thơ của Tố Hữu đặc trưng bởi tính trữ tình – chính trị và thể hiện những lẽ sống, tình cảm lớn hướng về dân tộc.

Bài thơ “Từ ấy” là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu, được rút ra từ tập thơ cùng tên. Dàn ý phân tích từ ấy phải chỉ rõ được những vần thơ là tiếng lòng, là niềm vui sướng, ngọn nguồn hạnh phúc của Tố Hữu khi ông được đứng vào hàng ngũ của Đảng, trực tiếp tham gia vào con đường cách mạng.

Thân bài

Dàn ý phân tích từ ấy chi tiết

Phần thân bài của dàn ý phân tích từ ấy ta đi vào phân tích lần lượt từng khổ thơ để cảm nhận được các cung bậc cảm xúc của nhà thơ, khi tìm thấy “mặt trời chân lý”.

Có thể nói, ngay từ nhan đề bài thơ: “Từ ấy”, Tố Hữu đã gợi lên ở người đọc sự tò mò, mang đến cho người đọc cảm giác thú vị và bị cuốn vào bài thơ. Khi đọc tên bài thơ, chắc hẳn người đọc sẽ từ hỏi, từ ấy là từ khoảng thời gian nào, từ ấy cho sự kiện gì diễn ra. Nếu theo dõi chặng đường thơ cũng như hành trình sống của Tố Hữu, ta sẽ biết một trong những dốc mốc quan trọng của cuộc đời ông là ngày được vào đứng trong đội ngũ của Đảng, cụ thể là vào tháng 7/1938.

Dàn ý phân tích từ ấy khổ thơ đầu

Như vậy, “từ ấy” chính là từ khi nhà thơ Tố Hữu tham gia vào trực tiếp vào Đảng, vào hàng ngũ cách mạng. Để khẳng định thêm sự quan trọng của sự kiện này đối với chính mình, ngay ở khổ thơ thứ nhất sau nhan đề, Tố Hữu lặp lại thêm chữ “từ ấy”. Điều này khẳng định, ông coi thời điểm giác ngộ lí tưởng cách mạng là giờ khắc trọng đại và tràn niềm vui sướng. Đọc đoạn thơ ta như thấy niềm hạnh phúc đang nhảy nhót trên từng câu chữ.

Khi lập dàn ý phân tích từ ấy ta thấy, ở khổ thơ đầu, Tố Hữu trực tiếp diễn tả niềm vui sướng, hạnh phúc của mình khi bắt gặp lí tưởng của Đảng, của cách mạng. Hai câu thơ mở đầu là lời khẳng định cho ánh sáng chân lí từ cách mạng dân tộc:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Ngay ở hai câu thơ trên, nhà thơ đã sử dụng biện pháp ẩn dụ một cách tinh thế, đó hình ảnh “nắng hạ” và “mặt trời chân lí”. Ta biết rằng, nắng hạ luôn chói chang, rực rỡ, rộn ràng. Bởi vậy mà Tố Hữu đã lựa chọn để miêu tả tâm trạng vui sướng, hân hoan của mình trong khoảnh khắc thấy được ánh sáng của Đảng.  Còn “mặt trời chân lí” là ẩn dụ nhằm nhấn mạnh cho ánh sáng của Đảng. Đồng thời, nhà thơ còn dùng các động từ mạnh như “bừng”, “chói”. Biện pháp ẩn dụ và cách dùng động từ mạnh là để khẳng định rằng lí tưởng cách mạng cộng sản chính là nguồn sáng khiến trí tuệ và tâm hồn của tác giả bỗng bừng sáng. Và còn gì vui sướng, hạnh phúc hơn khi ở trong khoảnh khắc “từ ấy”, nên hai câu thơ tiếp theo trong khổ thơ đầu, Tố Hữu đã diễn tả cho người đọc thấy mình hạnh phục nhường nào thông qua các hình ảnh so sánh vô cùng độc đáo:

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Dàn ý phân tích từ ấy khổ thơ thứ hai

Nếu ta thấy ở khổ thơ thứ nhất cảm xúc vui sướng, niềm hạnh phúc của nhà thơ ngập tràn trên từng câu chứ, thì ở khổ thơ thứ hai dàn ý phân tích từ ấy phải nêu rõ được sự chuyển biến trong tâm thức của nhà thơ, từ vui sướng hân hoan trở thành nhận thức được trách nhiệm tự nguyện của mình:

Tôi buộc lòng tôi với mọi nhà

Để tình trang trải với muôn nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Trong khổ thơ thứ hai này, Tố Hữu đã nêu lên lẽ sống mới của chính mình sau khi thấy được “mặt trời chân lí”, bằng việc sử dụng liên tiếp các động từ. Cụ thể, động từ “buộc” thể hiện rằng nhà thơ có một quyết tâm cao độ, muốn bỏ qua “cái tôi” cá nhân, cái tôi vị kỷ để hướng tới và ràng buộc vào cộng đồng. Còn các động từ “trang trải”, “gần gũi” thì cho ta thấy sự gắn kết, sự kết nối mật thiết giơax người với người.

Chưa hết, phép ẩn dụ dùng hình ảnh “khối đời” để chỉ đông đảo mọi người nhằm nhấn mạnh tinh thần đoàn kết dân tộc và các quan hệ từ như “với” hay điệp từ “để” đã diễn tả rõ sự bừng sáng của lẽ sống mứi ở nhà thơ. Đó là lẽ sống hòa mình vào cộng đồng, dân tộc để cùng tạo nên sức mạnh dân tộc, sự đoàn kết vững bền.

Dàn ý phân tích từ ấy khổ thơ cuối

Là một nhà thơ của những vần thơ đậm chất trữ tình – chính trị, vì vậy ở Tố Hữu không chỉ chuyển biến trong nhận thức, mà về mặt tình cảm, ở ông cũng có những biến chuyển rõ nét khi giác ngộ lí tưởng của Đảng. Dàn ý phân tích từ ấy khổ cuối cần làm rõ được điều này.

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ…

Ở câu thơ mở đầu khổ cuối, ta bắt gặp cấu trúc khẳng định: “Tôi đã là”. Đồng thời điệp từ “là” được sử dụng trong các câu tiếp theo. Các dụng ý ngôn từ này nhằm khẳng định rằng nhà thơ nhận thức rõ vai trò của chính mình trong đời sống dân tộc. Ngoài ra, các danh từ chỉ mối quan hệ trong gia đình như “con”, “anh”, “em” lại thêm một mức độ nhấn mạnh tình cảm thân thiết, ruột thịt của nhà thơ với mọi người dân trong dân tộc Việt Nam.

Đặc biệt hơn nữa, các từ mang giá trị biểu cảm cao như “kiếp phôi pha”, “cù bất cù bơ” đã thể hiện tấm lòng chân thành, đồng cảm và xót thương của nhà thơ đối với những kiếp người bất hạnh, những con người phải lao động vất vả, đau khổ.

Như vậy, dàn ý phân tích từ ấy khổ thơ cuối ta cần làm nổi bật được tình cảm lớn và cao đẹp đối với cộng đồng, với mọi người xung quanh.

Kết bài

Nhìn chung, đối với dàn ý phân tích từ ấy, người viết cần phân tích được những chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của nhà thơ Tố Hữu, kể “từ ấy” – khi khi bắt gặp lí tưởng của đảng, lí tưởng của cách mạng anh hùng dân tộc.

Bên cạnh đó, cũng như phân tích mọi tác phẩm văn học khác, song song với phân tích nội dung, ta cần làm nổi bật được các biện pháp nghệ thuật mang dụng ý của tác giả. Với bài thơ “Từ ấy”, như đã nêu cụ thể trong dàn ý ở phần thân bài, Tố Hữu đã sử dụng thành công các hình ảnh ẩn dụ, các động từ mạnh, cấu trúc khẳng định, các điệp từ nhằm thể hiện rõ nhất tâm trạng của chính mình trong giờ phút giác ngộ trọng đại.

Qua việc đọc bài thơ, lập dàn ý phân tích từ ấy cũng như theo dõi chặng đường sáng tác và hành trình sống của Tố Hữu, ta thấy ông là người luôn ngập tràn tình yêu giai cấp. Ông luôn giữ niềm biết ơn sâu sắc đối với cách mạng, với bác Hồ, luôn tự mình hướng đến và hướng người đọc đến những điều tích cực, những chân trời tương lai tươi đẹp. Và có qua bài thơ “Từ ấy”, có thể khẳng định rằng, tiếng nói trong thơ Tố Hữu là tiếng lòng của một nhà thơ vô sản chân chính, là tiếng nói của người thanh niên giàu niềm tin luôn đi theo lí tưởng của Đảng, của cách mạng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *