Đề cuối học kỳ 1 Toán 9 năm 2022 – 2023 trường THCS An Nhơn – TP HCM

Đề cuối học kỳ 1 Toán 9 năm 2022 – 2023 trường THCS An Nhơn – TP HCM

THCS.TOANMATH.com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 9 đề kiểm tra đánh giá cuối học kỳ 1 môn Toán 9 năm học 2022 – 2023 trường THCS An Nhơn, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh; kỳ thi được diễn ra vào ngày 23 tháng 12 năm 2022; đề thi có đáp án và hướng dẫn chấm điểm.

Bạn đang đọc: Đề cuối học kỳ 1 Toán 9 năm 2022 – 2023 trường THCS An Nhơn – TP HCM

Trích dẫn Đề cuối học kỳ 1 Toán 9 năm 2022 – 2023 trường THCS An Nhơn – TP HCM:
+ Ở năm 2050 điều gì có thể xảy ra? Hoạt động công nghiệp thiếu kiểm soát của con người là nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiệt độ trái đất tăng dần lên một cách đáng lo ngại. Các nhà khoa học đưa ra công thức dự báo nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái đất: T = 0,02.x + 15 trong đó T là nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái đất mỗi năm (0C), x là số năm tính từ năm 1950. a) Em hãy tính nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái đất ở các năm 1950 và 2022. b) Trích nguồn tin từ Báo Tuổi trẻ online ngày 30/10/2019. Trung tâm Climate Central (Tổ chức phi lợi nhuận chuyên phân tích và báo cáo về khoa học khí hậu toàn cầu) công bố ngày 29-10-2019 trên tạp chí Nature Communications rằng: Với kịch bản tiêu cực nhất là lượng khí thải tiếp tục tăng như hiện nay mà không kiểm soát để nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất đạt ngưỡng 17 0C thì băng ở hai cực sẽ tan nhiều hơn dẫn tới các vùng ven biển trên toàn cầu có nơi bị nhấn chìm một phần, có nơi bị nhấn chìm toàn phần. Trong đó, miền nam Việt Nam bị ngập lụt toàn bộ. Với kịch bản tiêu cực này em hãy tính xem năm nào thì miền nam Việt Nam có thể bị ngập lụt toàn bộ?
+ Bạn có biết cách xác định chiều cao của tháp nghiêng Pisa? Tháp nghiêng Pisa của Ý, một công trình nghệ thuật có từ năm 1173, thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi năm vì cái dáng nghiêng nghiêng của nó. Ở hình minh họa bên cho thấy độ nghiêng của tháp tạo với mặt đất một góc 0 ABH 861 và vào thời điểm tia sáng mặt trời vuông góc với mặt đất người ta ghi nhận được bóng của tháp trên mặt đất là BH = 3,89 mét. (Lưu ý: Học sinh không cần vẽ hình này vào bài làm) a) Em hãy tính chiều cao AH của tháp. (đơn vị là mét, làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2) b) Biết rằng lúc tia sáng mặt trời tạo với mặt đất một 0 ACB 45 thì độ dài bóng của tháp trên mặt đất khi đó là đoạn BC bằng với chiều cao của tháp lúc chưa bị nghiêng. Em hãy tính chiều cao của tháp lúc chưa bị nghiêng (đơn vị là mét, làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2).
+ Cho ∆ABC vuông tại A và đường tròn (O) đường kính AB cắt BC tại H. a) Chứng minh: AC là tiếp tuyến của đường tròn (O) và AH vuông góc với BC tại H b) Kẻ tiếp tuyến CD của đường tròn (O) (D là tiếp điểm và D không trùng với A). Chứng minh: CD2 = CH. CB rồi suy ra ∆CDH và ∆CBD đồng dạng. c) AD cắt CO và CB lần lượt tại I và K; Kẻ OE vuông góc với HB tại E. Chứng minh góc HDE là góc vuông.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *