Đề cương giữa kỳ 1 Toán 10 năm 2023 – 2024 trường Hoàng Văn Thụ – Hà Nội

Đề cương giữa kỳ 1 Toán 10 năm 2023 – 2024 trường Hoàng Văn Thụ – Hà Nội

TOANMATH.com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 10 đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Toán 10 năm học 2023 – 2024 trường THPT Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Bạn đang đọc: Đề cương giữa kỳ 1 Toán 10 năm 2023 – 2024 trường Hoàng Văn Thụ – Hà Nội

1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức: Học sinh ôn tập các kiến thức:
– Mệnh đề, mệnh đề chứa biến.
– Tập hợp, các phép toán trên tập hợp.
– Bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
– Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
– Giá trị lượng giác của một góc.
– Hệ thức lượng trong tam giác.
1.2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện các kĩ năng:
– Xác định tập hợp và các phép toán tập hợp.
– Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ, vận dụng giải một số bài toán thực tế.
– Tính giá trị lượng giác của một góc.
– Vận dụng các hệ thức lượng trong tam giác để tìm các yếu tố trong tam giác.

2. NỘI DUNG
2.1. Các dạng câu hỏi định tính.
– Mệnh đề toán học, bao gồm: mệnh đề phủ định, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương, mệnh đề có chứa kí hiệu.
– Tập hợp, tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau, tập rỗng, các phép toán tập hợp.
– Khái niệm nghiệm miền nghiệm của bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
– Các giá trị lượng giác, hệ thức liên hệ giữa giá trị lượng giác của hai góc phụ nhau, bù nhau.
– Các hệ thức lượng cơ bản trong tam giác: định lí côsin, định lí sin, công thức tính diện tích tam giác.
2.2. Các dạng câu hỏi định lượng.
– Xác định được tính đúng/sai của một mệnh đề toán học trong nhữngtrường hợp đơn giản.
– Thực hiện được phép toán trên các tập hợp (hợp, giao, hiệu của hai tập hợp, phần bù của một tập con). Dùng biểu đồ Ven để biểu diễn chúng trong những trường hợp cụ thể.
– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với phép toán trên tập hợp (ví dụ: những bài toán liên quan đến đếm số phần tử của hợp các tập hợp).
– Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng toạ độ.
– Vận dụng được kiến thức về hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn vào giải quyết bài toán thực tiễn (ví dụ: bài toán tìm cực trịcủa biểu thức F = ax + by trên một miền đa giác).
– Tính các giá trị lượng giác (đúng hoặc gần đúng) của một góc từ 0 đến 180 bằng máy tính cầm tay.
– Giải tam giác và vận dụng được vào việc giải một số bài toán có nội dung thực tiễn (ví dụ: xác định khoảng cách giữa hai địa điểm khi gặp vật cản, xác định chiều cao của vật khi không thể đo trực tiếp).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *