Đề cương HK1 Toán 10 năm 2019 – 2020 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia Lai

TOANMATH.com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo cùng các em học sinh khối 10 đề cương HK1 Toán 10 năm 2019 – 2020 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia Lai, nhằm giúp các em có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi học kỳ 1 môn Toán lớp 10 sắp tới.

Bạn đang đọc: Đề cương HK1 Toán 10 năm 2019 – 2020 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia Lai

Khái quát nội dung đề cương HK1 Toán 10 năm 2019 – 2020 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia Lai:
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Mệnh đề và tập hợp
+ Mệnh đề phủ định, lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề.
+ Tính đúng sai của mệnh đề. Sử dụng tính đúng sai của mệnh đề vào giải toán.
+ Quan hệ bao hàm giữa các tập hợp. Điều kiện để tập hợp A là tập con của tập B.
+ Các phép toán tập hợp, biểu đồ Ven và sử dụng biểu đồ Ven vào giải toán tập hợp.
2. Hàm số – Hàm số bậc nhất và bậc hai
+ Tập xác định của hàm số.
+ Sự biến thiên của: hàm số, hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai.
+ Đồ thị hàm số. Đọc đồ thị hàm số.
+ Điều kiện để hàm số đồng biến, nghịch biến trên một khoảng.
+ Tương giao của đường thẳng và đường cong. Tìm giá trị của tham số để đường thẳng cắt Parabol tại hai điểm có khoảng cách cho trước.

3. Phương trình – Hệ phương trình
+ Phương trình tương đương; phương trình hệ quả và nghiệm của phương trình. Tìm giá trị của tham số để: hai phương trình tương đương, phương trình có nghiệm, phương trình có nghiệm thỏa điều kiện.
+ Phương trình bậc hai, nghiệm và điều kiện có nghiệm của phương trình bậc hai. Hệ thức Viet.
+ Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai.
+ Phương trình bậc nhất nhiều ẩn, hệ phương trình bậc nhất hai, ba ẩn và nghiệm của phương trình,hệ phương trình bậc nhất hai, ba ẩn.
4. Bất đẳng thức
+ Khái niệm bất đẳng thức, tính chất bất đẳng thức, bất đẳng thức Côsi.
+ Vận dụng bất đẳng thức tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số và áp dụng trong bài toán thực tế có liên quan.
5. Véctơ
+ Định nghĩa vectơ, vectơ cùng phương, vectơ cùng hướng, vectơ bằng nhau.
+ Định nghĩa và các tính chất của các phép toán về vectơ. Các biểu thức vectơ.
+ Độ dài vectơ, độ dài vectơ tổng, độ dài vectơ hiệu.
+ Tọa độ của vectơ. Điều kiện để hai vectơ cùng phương, hai vectơ bằng nhau.
+ Phân tích một vectơ theo hai vectơ không cùng phương.
6. Tích vô hướng của hai véctơ và ứng dụng
+ Định nghĩa, tính chất và biểu thức tọa độ của tích vô hướng hai vectơ.
+ Tính: tích vô hướng của hai vectơ thông thường và tích vô hướng của hai vectơ trong mặt phẳng tọa độ.
+ Dùng tích vô hướng của hai vectơ để giải bài toán liên quan.
B. BÀI TẬP

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *