Đề khảo sát tháng 12/2019 môn Toán 11 trường THPT Trần Phú – Vĩnh Phúc

Vừa qua, trường THPT Trần Phú, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức kỳ thi khảo sát chất lượng môn Toán học lớp 11 tháng 12 năm học 2019 – 2020.

Bạn đang đọc: Đề khảo sát tháng 12/2019 môn Toán 11 trường THPT Trần Phú – Vĩnh Phúc

Đề khảo sát tháng 12/2019 môn Toán 11 trường THPT Trần Phú – Vĩnh Phúc mã đề 101 gồm có 06 trang với 50 câu trắc nghiệm, thời gian học sinh làm bài 90 phút, đề thi có đáp án.

Trích dẫn đề khảo sát tháng 12/2019 môn Toán 11 trường THPT Trần Phú – Vĩnh Phúc:
+ Lớp 11A trong học kì I năm học 2019 – 2020 có 01 học sinh đạt giải ba thi cầu lông các trường THPT cấp tỉnh, 02 học sinh tham gia đội bóng rổ của trường đạt giải nhất cụm, 05 học sinh giỏi toàn diện, 01 cán bộ đoàn xuất sắc, trong đó không có bạn nào có nhiều hơn 1 thành tích trong các thành tích trên. Lớp cần cử ra 03 bạn đại diện từ các bạn trên nhận khen thưởng học sinh có thành tích tốt trong học kì I của trường. Hỏi có bao nhiêu cách chọn?
+ Một con thỏ di chuyển từ địa điểm A đến địa điểm B bằng cách đi qua các điểm nút (là các đỉnh hình chữ nhật trong lưới cho ở hình vẽ) thì chỉ di chuyển sang phải hoặc đi lên (mỗi cách di chuyển như vậy xem là một cách đi). Biết nếu di chuyển đến nút C thì bị cáo ăn thịt, tính xác suất để thỏ đến được vị trí B.
+ Sau dãy nhà thư viện trường cần dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, nhà trường chia ra 10 ô để phân ra 5 lớp 10A, 10B, 10C, 10D,10E và 5 lớp 11A, 11B, 11C, 11D, 11E dọn dẹp sao cho không có 2 lớp 11 nào có vị trí vệ sinh liền sát nhau. Hỏi có bao nhiêu cách phân công?
+ Trong vòng quay đặc biệt đợt quay Xổ số học tập tháng 11 có 4 hộp đựng bóng, hộp thứ 1 đựng 5 quả bóng được đánh số từ 0 đến 4, hộp thứ 2, thứ 3, thứ 4 mỗi hộp đựng 10 bóng được đánh số từ 0 đến 9. Sau mỗi lần quay cùng một lúc sẽ lấy ra ở mỗi hộp 1 quả bóng, ghép các số in trên bóng theo thứ tự bóng lấy ra từ hộp 1 đến hộp 4 để được vé số trao giải. Xác suất để vé số 3091 trúng giải là bao nhiêu?
+ Cho tứ diện ABCD, gọi K là trung điểm của đoạn thẳng CD, G là trọng tâm của tam giác ACB; M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, AB, BC. Giao điểm của đường thẳng GK và mặt phẳng (ABD) là:
A. Giao điểm của đường thẳng GK và đường thẳng MP. B. Giao điểm của đường thẳng GK và đường thẳng AB.
C. Giao điểm của đường thẳng GK và đường thẳng MN. D. Giao điểm của đường thẳng GK và đường thẳng DN.

File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *