Đề kiểm tra HK2 Toán 11 năm 2018 – 2019 trường Phan Văn Trị – Cần Thơ

Đề kiểm tra HK2 Toán 11 năm 2018 – 2019 trường Phan Văn Trị – Cần Thơ gồm 3 trang, đề gồm 20 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận, thời gian học sinh làm bài là 90 phút, đề thi có đáp án và lời giải chi tiết.

Bạn đang đọc: Đề kiểm tra HK2 Toán 11 năm 2018 – 2019 trường Phan Văn Trị – Cần Thơ

1. Mục đích
+ Biết cách tìm giới hạn cuả dãy số, giới hạn của hàm số, hàm số liên tục.
+ Biết cách ứng dụng vào các bài toán đơn giản vào thực tiển.
+ Biết cách tính giới hạn một bên.
+ Áp dụng thành thạo các công thức, đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương.
+ Áp dụng thành thạo các qui tắc đã biết để tính đạo hàm của các hàm số lượng giác, đạo hàm của hàm hợp.
+ Nắm được định nghĩa: vectơ trong không gian, sự đồng phẳng của ba vectơ, điều kiện để ba vectơ đồng phẳng, góc giữa hai vec tơ trong không gian, tích vô hướng của hai vectơ, hai đường thẳng vuông góc với nhau, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng trong không gian.
+ Biết thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân vec tơ với một số, biết sử dụng quy tắc ba điểm, quy tắc hình hộp trong không gian.
+ Biết cách xác định góc giữa hai đường thẳng.
+ Biết sử dụng định lí ba đường vuông góc, biết cách xác định góc giữa đường thẳng và mặt phẳng trong không gian.

2. Yêu cầu
+ Nắm được các định lí bước đầu biết cách áp dụng vào giải toán.
+ Nắm vững các khái niệm giới hạn cuả dãy số, giới hạn của hàm số, hàm số liên tục, phân biệt được sự khác nhau giữa các khái niệm.
+ Nhớ được các định lí về giới hạn một bên, hàm số liên tục tại một điểm, hàm số liên tục trên khoảng, trên đoạn, trên tập xác định.
+ Hiểu rõ ý nghĩa của đạo hàm tại một điểm.
+ Nắm vững ý nghĩa hình học của đạo hàm, ý nghĩa vật lí của đạo hàm để áp dụng vào bài toán thực tế.
+ Sử dụng đạo hàm để tìm hệ số góc của tiếp tuyến, viết được phương trình tiếp tuyến.
+ Nắm được cách chứng minh: hai đường thẳng vuông góc, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng trong không gian.
+ Nắm được mối liên hệ giữa quan hệ song song và quan hệ vuông góc của đường thẳng và mặt phẳng để lập luận khi làm bài toán về hình học không gian.

File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *