Đề KSCL Toán 11 ôn thi THPTQG 2020 lần 2 trường THPT Đội Cấn – Vĩnh Phúc

Ngày … tháng 01 năm 2020, trường THPT Đội Cấn, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức kỳ thi khảo sát chất lượng môn Toán 11 ôn thi Trung học Phổ thông Quốc gia lần thứ hai năm học 2019 – 2020.

Bạn đang đọc: Đề KSCL Toán 11 ôn thi THPTQG 2020 lần 2 trường THPT Đội Cấn – Vĩnh Phúc

Đề KSCL Toán 11 ôn thi THPTQG 2020 lần 2 trường THPT Đội Cấn – Vĩnh Phúc mã đề 132 gồm có 05 trang với 50 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút, kỳ thi diễn ra vào giai đoạn đầu học kỳ 2 của năm học 2019 – 2020, đề thi có đáp án.

Trích dẫn đề KSCL Toán 11 ôn thi THPTQG 2020 lần 2 trường THPT Đội Cấn – Vĩnh Phúc:
+ Một bộ đề thi toán học sinh giỏi lớp 12, mỗi đề gồm 5 câu khác nhau, được chọn từ một ngân hàng câu hỏi gồm 15 câu dễ, 10 câu trung bình và 5 câu khó. Một đề thi được gọi là “tốt” nếu trong đề thi có cả ba loại câu dễ, trung bình và khó, đồng thời số câu dễ không ít hơn 2. Lấy ngẫu nhiên một đề thi trong bộ đề trên. Tính xác suất để đề thi lấy ra là một đề thi tốt.
+ Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. Hai đường thẳng không cùng nằm trên một mặt phẳng thì chéo nhau. B. Hai đường thẳng không có điểm chung thì song song.
C. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau. D. Hai đường thẳng không cắt nhau thì song song.

+ Một người gửi tiết kiệm ngân hàng, mỗi tháng gửi 1 triệu đồng, với lãi suất 1% trên tháng. Biết rằng nếu không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi tháng, số tiền lãi sẽ được nhập vào vốn ban đầu. Hỏi người đó lĩnh bao nhiêu tiền sau hai năm ba tháng, nếu trong khoảng thời gian này không rút tiền và lãi suất không đổi?
+ Tìm mệnh đề Sai. Phép vị tự tỉ số k biến
A. Đường tròn thành đường tròn bằng nó. B. Tam giác thành tam giác đồng dạng với nó.
C. Đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó. D. Đoạn thẳng thành đoạn thẳng, tia thành tia.
+ Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hình vuông ABCD. Gọi M là trung điểm cạnh BC, N là điểm trên cạnh CD sao cho CN = 2 ND. Giả sử M(11/2;1/2) và đường thẳng AN có phương trình 2x – y – 3 = 0. Khi đó tổng tất cả các giá trị hoành độ và tung độ của điểm A bằng?

File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *