Kể về một kỉ niệm của bản thân trang 67 – lớp 6 tập 1 Cánh Diều hoàn chỉnh nhất

Các bạn cùng tham khảo bài Kể về một kỉ niệm của bản thân trong chương trình Ngữ văn 6. Với những gợi ý độc đáo, các bạn có thể vận dụng để bài làm đạt điểm cao nhé!

Bạn đang đọc: Kể về một kỉ niệm của bản thân trang 67 – lớp 6 tập 1 Cánh Diều hoàn chỉnh nhất

Các bước để kể về một kỉ niệm của bản thân

Để kể về kỉ niệm của bản thân hay nhất, các bạn đã tìm hiểu qua cách để viết. Bây giờ, các bạn chỉ cần chuyển qua văn nói, để diễn đạt phần đã viết sao cho lưu loát nhất

Phần Định hướng

Gợi ý: Đề kể về một kỉ niệm, các bạn cần lưu ý những điều sau

  • Một là, xác định kỉ niệm mình sẽ kể là gì: ví dụ như các bạn có thể kể kỉ niệm một lần đi dã ngoại cùng với các bạn trong lớp; Hoặc một lần biểu diễn trên sân khấu nhân ngày lễ 20/11; Hoặc một lần tham gia giải đấu bóng của trường…
  • Hai là, xây dựng dàn ý cho bài kể miệng đầy đủ nhất. Cụ thể là các bạn lập dàn ý cho bài kể với 3 phần như: Mở bài, Thân bài và Kết bài.
  • Ba là, phân biệt cách hành văn nói và hành văn viết. Văn viết là ngôn ngữ, câu từ được sử dụng trong các văn bản, giấy tờ. Văn viết thường theo văn phong nhất định nếu là báo chí, hay các giấy tờ về hành chính, pháp lý. còn với văn chương thì vẫn có sự sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ. Trong khi đó, văn nói là khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày của mọi người. Văn nói thường mang tính dễ hiểu, gần gũi, tùy vào hoàn cảnh, thường phù hợp với tính cách người nói và trình độ của người nghe.

Phần Thực hành

Bài tập: Kể về một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè khi học ở trường tiểu học.

Các em cần chuẩn bị các bước sau để viết một bài văn hay về kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè

Bước 1: Chuẩn bị

– Các bạn có thể xem lại bài viết kể về một kỉ niệm sâu sắc với thầy cô, bạn bè… mà bạn đã thực hiện ở phần Viết.

– Để việc kể diễn ra thuận lợi, sinh động và chân thực, bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện hỗ trợ như tranh, ảnh, video…

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Để tìm ý, các bạn có thể dựa vào bài viết đã thực hành ở phần Viết trước đấy. Từ đó, bạn tự đặt và trả lời các câu hỏi cụ thể như sau:

  • Kỉ niệm bạn nhớ và định kể lại gì?
  • Kỉ niệm đó ra sao và xảy ra như thế nào?
  • Vì sao với bạn, kỉ niệm đó lại sâu sắc và đáng nhớ?

Cấu trúc bài viết

Để lập dàn ý bài nói kể về một kỉ niệm của bản thân, các bạn có thể dựa vào các ý đã tìm và sắp xếp chúng theo ba phần dưới đây:

  • Mở bài

– Các bạn nêu kêu khái quát về kỉ niệm định kể. Ví dụ khi bạn kể về một chuyến dã ngoại với các bạn cùng lớp. Bạn có thể bắt đầu bằng những câu như: Trong những năm tháng theo học ở trường Tiểu học, tôi nhớ nhất là chuyến dã ngoại tới núi Ba Vì cùng các bạn trong lớp. Đó là chuyến đi chơi đầu tiên của cả lớp nên chúng tôi ai nấy đều rất hào hứng và thích thú.

  • Thân bài

– Các bạn bắt đầu giới thiệu về thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, cùng các nhân vật liên quan. Ví dụ như cụ thể như: Chuyến dã ngoại của chúng tôi diễn ra trong 1 ngày. Sáng Chủ nhật, chúng tôi tập trung ở trường rồi cùng nhau lên xe bus tới địa điểm thăm quan. Tôi và 3 người bạn thân trong tổ đã chuẩn bị rất nhiều đồ ăn vặt mang theo cũng như cuốn sổ tay để ghi chép lại chuyến đi thú vị.

– Các bạn kể lại diễn biến câu chuyện từ lúc bắt đầu cho kết thúc. Các bạn nhớ chú ý các hành động, ngôn ngữ và sự việc đặc sắc xảy ra… khiến bạn nhớ nhất. Ví dụ như, chuyến đi chúng tôi đã tham gia rất nhiều hoạt động. Nhưng hoạt động tôi nhớ nhất là khi cùng bạn Lan leo núi. Khi đó, do sơ sẩy, tôi bị hụt chân xuống mép núi. Tôi đang hoảng hốt, loay hoay bám vào gốc cây để leo lên thì bạn Lan nhanh nhảu chạy đến. Lan đã không ngần ngại, nằm bẹp xuống đất nắm lấy tay tôi kéo lên. Cũng may, méo núi không quá nguy hiểm nên chúng tôi đã thoát hiểm. Tôi và cả Lan đều thở phào nhẹ nhỏm.

– Đồng thời, nêu cảm xúc của bạn lúc đó như thế nào, buồn vui hay xúc động… Ví dụ: Sau khi được Lan giúp đỡ, tôi đã rất vui và xúc động. Tôi càng cảm thấy yêu quý bạn ấy hơn.

  • Kết bài

– Trong phần kết bài, các bạn nêu cảm nghĩ của mình về kỉ niệm đó hoặc cũng có thể nêu bài học rút ra từ kỉ niệm ấy. Các bạn cũng có thể nói lên mong ước từ kỉ niệm ấy. Ở phần này, các bạn có thể kể như sau: Chuyến đi ấy không chỉ mang lại cho tôi những bài học, kiến thức về thiên nhiên tươi đẹp, mà còn biết trân quý tình bạn đích thực. Dù sau này có ra trường, tôi vẫn mãi nhớ về chuyến đi dã ngoại đó.

Bước 3: Nói và nghe

Đến phần thực hành bài nói kể về một kỉ niệm của bản thân.

– Các bạn hãy dựa vào dàn ý mình đã chuẩn bị để kể về một kỉ niệm của bản thân sao cho hấp dẫn nhất nhé!

– Các bạn cần lưu ý: Tốt nhất hãy kể chuyện theo trình tự thời gian; Nên tập trung vào sự việc quan trọng; Đặc biệt, khi kể cần sử dụng kết hợp với ngôn ngữ hình thể để bài kể thêm cảm xúc và sinh động hơn.

Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa

Khi thực hành nghe và nói kể về một kỉ niệm của bản thân, sau khi kết thúc các bạn càn thực hiện việc kiểm tra và chỉnh sửa. Vì hoạt động này sẽ giúp bài kể của các bạn được đánh giá khách quan hơn và hoàn thiện hơn.

– Phần người nói: Bạn hãy xem lại nội dung bài kể của mình đã đầy đủ chưa? Những nội dung nào còn thiếu? Các bạn có mắc lỗi về cách kể không?…

– Phần người nghe: Các bạn cần nắm được nội dung câu chuyện, kỉ niệm mà người nói vừa trình bày. Các bạn tập trung lắng nghe và hiểu, tránh nghe tai nọ xọ tai kia rồi hiểu sai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *