Một số phương pháp giải hệ phương trình – Nguyễn Văn Thiêm

Một số phương pháp giải hệ phương trình – Nguyễn Văn Thiêm

Tài liệu gồm 55 trang hướng dẫn một số phương pháp giải hệ phương trình trong chương trình Đại số 10 chương 3 (phương trình và hệ phương trình), tài liệu được biên soạn bởi thầy Nguyễn Văn Thiêm, giáo viên trường THPT Yên Thành 2 – Nghệ An.

Bạn đang đọc: Một số phương pháp giải hệ phương trình – Nguyễn Văn Thiêm

PHẦN I. MỘT SỐ LOẠI HỆ PHƯƠNG TRÌNH THƯỜNG GẶP
VẤN ĐỀ 1. HỆ PHƯƠNG TRÌNH GIẢI BẰNG PHÉP THẾ
Cách giải hệ phương trình bằng phép thế là đưa nhiều ràng buộc về ít ràng buộc, đưa hệ nhiều phương trình về hệ ít phương trình hay là đưa hệ phương trình về phương trình. Bởi vậy, đây là cách làm tự nhiên nhất, theo quan điểm đưa cái phức tạp về cái đơn giản. Dấu hiệu nhận dạng đối với hệ phương trình giải bằng phép thế là ít nhất một trong các phương trình có thể rút được một ẩn qua các ẩn còn lại; việc thế vào những những phương trình kia cho ta phương trình hay hệ phương trình có thể giải được.
VẤN ĐỀ 2. HỆ PHƯƠNG TRÌNH ĐỐI XỨNG KIỂU 1
Hệ phương trình hai ẩn đối xứng kiểu 1 là hệ phương trình hai ẩn mà khi ta hoán đổi vị trí hai ẩn, hệ không đổi.
VẤN ĐỀ 3. HỆ ĐỐI XỨNG KIỂU 2
Hệ phương trình đối xứng kiểu 2 là loại hệ phương trình mà khi ta hoán đổi vị trí các biến thì phương trình này thành phương trình kia và ngược lại.
VẤN ĐỀ 4. HỆ PHƯƠNG TRÌNH ĐẲNG CẤP HAI ẨN

PHẦN II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH
VẤN ĐỀ 1. PHƯƠNG PHÁP BIẾN ĐỔI ĐẠI SỐ
1. Biến đổi một phương trình: Dùng cách này khi thấy một phương trình có yếu tố thuận lợi để biến đổi, tính toán hoặc các phương trình trong hệ ít có mối liên hệ với nhau.
+ Biến đổi một phương trình thành tích hoặc thành phương trình đa thức sao cho có thể biểu diễn một ẩn theo các ẩn còn lại.
+ Thế vào các phương trình còn lại.
2. Phương pháp cộng đại số, phép thế: Chúng ta thực hiện cách này khi thấy các vế của các phương trình có mối liên hệ rõ ràng về hình thức, khiến cho việc thực hiện phép thế hay cộng đại số làm xuất hiện phương trình mới đơn giản hơn.
+ Giữ nguyên một phương trình của hệ.
+ Cộng hay trừ từng vế của hai phương trình, hay thế một phương trình vào phương trình còn lại … để được phương trình mới.
+ Giải hệ bao gồm phương trình được giữ lại và phương trình mới.
VẤN ĐỀ 2. PHƯƠNG PHÁP ĐẶT ẨN PHỤ
1. Bài toán dễ phát hiện ẩn phụ
Đó là bài toán mà các đại lượng bên trong dễ “mã hoá” triệt để qua một hay một số ẩn số. Thông thường đó là tình huống đặt ẩn phụ để “bó” biểu thức rườm rà về một ẩn, đưa phân thức về đa thức, đưa căn thức về đa thức hay biểu thức chứa logarit, lượng giác về đa thức.
2. Bài toán đặt ẩn phụ sau một vài bước biến đổi
Khi thấy các biểu thức trong hệ phương trình có mối liên hệ đặc biệt về hình thức, ta nghĩ đến việc đặt ẩn phụ. Tuy nhiên, mối liên hệ đó không phải lúc nào cũng rõ ràng, do đó cần có những bước biến đổi đẳng thức làm ẩn phụ xuất hiện. Cũng có những hệ phương trình khó giải, chúng ta buộc có những biến đổi làm thay đổi hình thức bài hình thức để tìm lời giải, có thể khi đó mới phát hiện ẩn phụ.
VẤN ĐỀ 3. PHƯƠNG PHÁP HÀM SỐ
1. Biến đổi một phương trình về dạng f(u) = f(v)
+ Biến đổi một phương trình về dạng f(u) = f(v).
+ Chứng minh f(t) là hàm số luôn đồng biến hoặc luôn nghịch biến trên miền xác định của của nó, từ đó đi đến kết luận u = v.
+ Thế u = v vào phương trình còn lại.
2. Dự đoán tập nghiệm, chứng minh không còn nghiệm khác nữa
+ Đưa hệ về phương trình một ẩn dạng f(x) = 0.
+ Chỉ ra phương trình f'(x) = 0 có k nghiệm, chứng tỏ f(x) = 0 có nhiều nhất k + 1 nghiệm.
+ Liệt kê k + 1 nghiệm của f(x) = 0 và khẳng định đó là tập nghiệm phương trình. Từ đó suy ra tập nghiệm của hệ .

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *