Phân tích 13 câu đầu bài vội vàng để thấy được tiếng lòng của một trái tim đang khao khát lẽ sống cuộc đời. Bài thơ chính là nỗi trăn trở, khắc khoải của Xuân Diệu trước sự vội vã của thời gian.
Bạn đang đọc: Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu
Khái quát về bài thơ Vội vàng
Trước khi đi vào phân tích 13 câu đầu bài vội vàng, ta cần nắm khái quát được ý tứ mà Xuân Diệu mang đến. Vội vàng là tác phẩm được trích trong tập “Thơ thơ” viết năm 1983 của Xuân Diệu. Những tác phẩm của Xuân Diệu luôn thể hiện tình yêu thiết tha với cuộc đời, với thiên nhiên. Và “Vội vàng” là một trong những tác phẩm như vậy. Bài thơ được Xuân Diệu gửi gắm triết lý sống một cách tích cực và vô cùng nhân văn.
Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng chi tiết
Xuân Diệu được đánh giá là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Thơ ông không quá hào nhoáng, không cầu kỳ nhưng ý tứ thơ của ông đưa ra lại vô cùng đắt giá. Bởi thế, đọc thơ Xuân Diệu đến đâu “ngấm” tới đấy cho thấy sự sâu sắc của nhà thơ.
Đã có rất nhiều bài phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu. Mỗi bài phân tích là một góc nhìn khác nhau. Nhưng tựu chung đều phải ngả mũ trước sự sâu sắc mà Xuân Diệu đã đưa vào từng ý tứ thơ.
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”.
Mở đầu bài thơ ta đã thấy được sự tinh tế của một nhà thơ thế kỷ. Tác giả đã khéo léo sử dụng phép điệp “tôi muốn”, kết hợp với những động từ mạnh như “tắt, buộc” để thể hiện niềm khát khao mãnh liệt trong tim.
Có lẽ vì quá say mê với những gì tạo hóa mang đến mà Xuân Diệu đã có những ý nghĩ vô cùng táo bạo để “tắt nắng”, “buộc gió”. Đó là khát khao lưu giữ lại những gì đẹp nhất của cuộc đời, của tạo hóa. Muốn “màu” đừng nhạt, “hương” đừng bay. Lối thơ mộc mạc nhưng bộc lộ rõ ước muốn chân thành, mãnh liệt.
Ngay từ đầu “cái tôi” đã xuất hiện như một đặc trưng của thơ mới thời bấy giờ. Cũng như Xuân Quỳnh có khao khát mãnh liệt với tình yêu đôi lứa, Xuân Diệu lại có khao khát đoạt quyền tạo hóa.
Càng phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng càng thấy sự tinh tế của tác giả. Mở đầu bằng những điều táo bạo để rồi khung cảnh hiện ra trước mắt vô cùng rực rỡ sắc màu. Đó là bức tranh thiên nhiên đẹp lung linh như “thiên đường”. Những hình ảnh vốn giản dị như “ong bướm”, “hoa của đồng nội”, “lá của cành tơ” lại trở thành hình ảnh tuyệt đẹp làm đắm say lòng người.
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”
Ở đây tác giả đã cho thấy cuộc sống hiện lên với bao điều ngọt ngào, lãng mạn. Đó là thời gian “tuần tháng mật”, là hương thơm trong lành của “đồng nội xanh rì”. Ngay cả những âm thanh cũng lôi cuốn như những “khúc tình si”. Xuân Diệu đã khéo léo lồng ghép tình yêu đôi lứa vào trong những hình đẹp đẽ ấy. Điều đó càng làm cho người ta cảm thấy ấm áp, yêu đời và hạnh phúc. Kết hợp với nghệ thuật điệp vần “này đây”, Xuân Diệu càng làm cho người ta thấy sự tài tình của ông. Điệp cấu trúc “này đây” đã phô bày ra hết những tinh hoa tuyệt mỹ của cuộc sống.
Để rồi người ta lại được chào đón “Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa”. Tiếp theo đó là những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời được hình tượng hóa, nhân cách hóa trở nên thu hút hơn.
“Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Cũng chẳng có ai như Xuân Diệu khi lấy chuẩn mực vẻ đẹp của con người để miêu tả cảnh sắc thiên nhiên. Ông so sánh “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Sự so sánh đầy táo bạo nhưng cũng rất gợi cảm. Bởi tháng giêng là tháng của mùa xuân đang căng tràn sức sống, nó cũng giống như bờ môi căng mọng của người con gái đang độ xuân thì.
“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
Dù đang “sung sướng” trước cái đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên, tạo hóa. Nhưng thực tế đã khiến Xuân Diệu bừng tỉnh, thế nên ông tận hưởng cuộc sống một cách vội vàng, như hôm nay là ngày tận thế. Dường như ông chẳng thể nào chờ “nắng hạ” lúc xuân thì, bởi tâm hồn ông lúc nào cũng như mùa xuân rực rỡ ánh dương. Nhưng, tình yêu cuộc sống lại luôn khiến tác giả lo âu, khắc khoải trong lòng. Đó lại là ý niệm về cuộc đời, một cuộc đời ngắn ngủi làm sao có thể tận hưởng trọn vẹn được những điều tốt đẹp ấy. Thế nên, tác giả luôn tận hưởng những điều tuyệt vời nhất bằng cả trái tim.
Việc sử dụng những hình ảnh so sánh ẩn dụ, biện pháp tu từ của Xuân Diệu khi phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng càng cho thấy sự tài tình của ông. Chỉ qua 13 câu thôi, nỗi niềm khát khao tận hưởng cuộc đời trọn vẹn được tác giả bộc lộ một cách chân thực. Trong mỗi câu thơ đều được tác giả lồng vào nỗi khắc khoải và tình yêu trần thế tha thiết đến cùng cực.
Không chỉ vậy, khi đọc 13 câu đầu bài thơ Vội vàng ta còn cảm nhận được quan niệm sống tích cực. Và lời nhắn nhủ của Xuân Diệu ẩn sâu trong những ý thơ đó chính là hãy trân trọng cuộc đời, tận hưởng tất cả vẻ đẹp của cuộc sống bằng cả tâm hồn. Bởi cuộc đời thì hữu hạn, thiên nhiên tươi đẹp cũng không tồn tại mãi.
Kết bài
Sau khi phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng ta thấy được sự khéo léo của tác giả. Khéo léo trong việc sử dụng ngôn từ, việc kết hợp các hình ảnh so sánh và cả lồng ghép những ý nghĩa nhân văn. Hy vọng, qua những phân tích này sẽ càng giúp bạn hiểu hơn đôi phần về tác phẩm thơ ca nổi bật này.