Bằng việc phân tích 14 câu giữa bài Trao Duyên, chúng ta sẽ cảm nhận được tâm trạng và cảm xúc của nàng Kiều một cách chân thật hơn cả.
Bạn đang đọc: Phân tích 14 câu giữa bài Trao Duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Truyện Kiều là kiệt tác xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Trong toàn bộ tác phẩm, đoạn trích Trao Duyên đã lấy đi rất nhiều cảm xúc của người đọc. Phân tích 14 câu giữa bài Trao Duyên để hiểu rõ hơn về tâm trạng, cảm nhận của Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân.
Bài mẫu phân tích
Nguyễn Du không chỉ là đại thi hào dân tộc mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Ông có rất nhiều tác phẩm văn học để đời được đánh giá cao. Trong đó, Truyện Kiều được xem là kiệt tác và đã được dịch ra với nhiều thứ tiếng. Trao Duyên là đoạn trích từ Truyện Kiều từ câu 723 đến câu 756. Đây là lời của Thúy Kiều với Thúy Vân khi trao duyên. Nội dung chính là tâm trạng của Kiều cùng với lời dặn dò Thúy Vân.
14 câu giữa thể hiện khá rõ ràng về nội tâm của Kiều khi trao duyên. Do đó, phân tích chi tiết đoạn thơ này sẽ giúp chúng ta thấu hiểu hơn hết cảm xúc và tâm trạng của nhân vật.
- Luận điểm 1: Diễn biến tâm trạng của Kiều khi trao duyên và đưa lại kỷ vật cho em
Sau khi thu xếp xong mọi việc, trước khi Kiều theo Mã Giám Sinh thì nàng đã tìm cách trả nợ cho chàng Kim Trọng. Vì không đành lòng để tình cảm dang dở nên nàng đã thuyết phục và trao duyên cho em gái. Khi Thúy Vân dường như đã cảm thông được điều này, Kiều đã mang kỷ vật tình yêu để trao tặng lại.
“Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”
“Chiếc vành”, “bức tờ mây”, “phím đàn”,…là những kỷ vật tình yêu mà nàng cất giữ bấy lâu. Giờ đây, nàng đã cùng một lúc trao lại hết cho Kiều. Trong tình yêu, mỗi món đồ kỷ vật đều mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó còn là sợ dây gắn kết tình cảm của hai người. Nàng đã từng rất nâng niu và cất giữ cẩn thận. Nhưng giờ đây lại phải trao cho một người khác. Đối với Thúy Vân, những món đồ này chẳng có ý nghĩa gì. Nhưng với Kiều, nó là những kỷ niệm cùng với lòng tiếc nuối cho mối tình thắm thiết dang dở.
Khi trao cho em, nàng đã căn dặn “Duyên này thì giữ vật này của chung”. Duyên của nàng và Kim Trọng đã hết giờ đây chính là duyên của Trọng và Vân. Nàng chỉ xin cho giữ những kỷ vật là của chung. Như vậy, nàng vẫn còn có sự xuất hiện trong đó dù là nhỏ nhoi. Khi kể về mối tình, nàng rất bình tĩnh với giọng điệu trầm ổn. Tuy nhiên, đến khi trao kỉ vật, nàng dường như đã kìm nén không nỗi. Lòng nàng như dậy sóng từng cơn cùng với đó là sự đau đớn. Khi nhớ về lời thề xưa, nàng còn đau đớn và xót xa đến tận cùng.
Những tưởng trao duyên, lòng nàng sẽ nhẹ nhàng hơn. Thế nhưng, nỗi đau đơn lại giằng xé tâm can nàng. Nỗi đau ấy càng thêm xót xa khi nàng nghĩ đến chuyện “em nên vợ nên chồng”. Đồng thời, nàng cũng cảm thấy thương cho thân mình. Nàng dùng dằng trao cho em nhưng lại muốn giữ. Lúc em bắt đầu chấp nhận thì nàng lại cố vớt vát chút tình yêu lại với mình. Nàng chỉ muốn em giữ hộ vì không đành lòng buông tất cả. Những điều đó cho thấy tình yêu thủy chung, sâu sắc với Kim Trọng. Đặc biệt, khi nghĩ đến việc trao duyên, tác giả đã cho thấy Kiều đặt hạnh phúc của đối phương lên trên hết. Những lời thơ đã diễn tả tiếng lòng đau đớn của Kiều một cách đặc sắc.
- Luận điểm 2: Lời dặn dò của Kiều sau khi em đã nhận lời
”Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”
Thúy Kiều nghĩ đến mai sau đầy mù mịt và đau thương khi bản thân đã chết. Đoạn thơ diễn tả tâm hồn buồn sâu thẳm khác hẳn so với lúc trao duyên. Đây chính là những lời mà Kiều muốn tâm sự với Kim Trọng. Bằng ngòi bút tinh tế, tác giả đã khiến cho đoạn thơ ám màu ma mị như từ bên kia vọng về. Những từ ngữ như “mai sau”, “đốt lò hương” đã khiến cho người đọc cảm nhận được rõ ràng bi kịch của Kiều.
Đồng thời, lúc này nàng còn tưởng tượng ra cảnh Trọng – Vân sum họp. Nàng lúc này như linh hồn vật vờ cô độc nhưng vẫn “mang nặng lời thề” và muốn gặp lại người yêu. Duyên đã hết, kỷ vật cũng đã trao thế nhưng hồn nàng vẫn chưa dứt khỏi tình yêu ấy. Nghĩ đến tương lai đầy bất hạnh, Kiều bèn dặn dò em:
”Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan”
Trong cảnh ngộ “cách mặt khuất lời”, Kiều vẫn khao khát nhận được sự tưởng nhớ của Kim Trọng với “giọt nước cho người thác oan”. Hai câu thơ này dã nói lên rằng, Kiều rất mong muốn được trở về để chứng minh cho tình yêu chung thủy của mình. Hồn còn mang nặng lời thề chẳng thể siêu thoát và cứ thế đau đớn khôn nguôi.
Lời kết
Phân tích 14 câu giữa bài Trao Duyên, chúng ta sẽ thấy được bi kịch trong tình yêu của Kiều. Qua đó, mỗi người sẽ cảm nhận được tình yêu thủy chung, son sắt của người con gái ấy. Nàng làm tất cả chỉ mong người mình yêu hạnh phúc dù bản thân có chịu đau khổ nhường nào. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được sự cảm thông cùng giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du thể hiện.