Phân tích 2 Đứa Trẻ của Thạch Lam để thấy rõ hoàn cảnh phố huyện nghèo, con người sống đơn sơ yêu thương nhau, nhưng họ luôn có ước mơ cho cuộc đời mình.
Bạn đang đọc: Phân Tích 2 Đứa Trẻ Của Tác Giả Thạch Lam sang tạo, hấp dẫn
Trong hoàn cảnh nghèo đói, loạn lạc ngày xưa, có rất nhiều tác phẩm văn học đặc sắc ra đời. Trong đó, phải kể đến đầu tiên là tác phẩm Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam. Tác phẩm nêu rõ bức tranh phố huyện nghèo, cùng những con người với mảnh đời xơ xác. Hãy cùng phân tích 2 Đứa Trẻ để thấy rõ sự nghèo đói, cuộc sống nhàm chán mỗi ngày và lý do tại sao Liên và An luôn đợi tàu mỗi đêm khuya muộn.
Phân tích chi tiết tác phẩm 2 Đứa Trẻ
Thạch Lam là nhà văn chuyên viết về chủ đề quê hương, với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Tác giả xót thương cho những con người có số phận bất hạnh trong xã hội. Ông tỏ thái độ đồng cảm và luôn gợi cho họ niềm hy vọng sống mỗi ngày. Tác phẩm 2 Đứa Trẻ kể về câu chuyện của Liên và An, hai chị em sống xa bố mẹ. Liên là chị, An là em, sống cùng nhau trong một căn nhà nhỏ. Ban đêm, phố huyện bị bao trùm bởi một không gian tối om.
- Luận điểm 1: Khung cảnh, không gian phố huyện lúc chiều tàn, chợ tan
Phân tích 2 Đứa Trẻ chúng ta thấy được cuộc sống nghèo nàn, buồn tẻ của những con người nơi phố huyện. Họ sống cuộc sống không điện, không ánh sáng về đêm, tương lai mịt mù. Mở đầu bài văn, Thạch Lam gợi nên những câu thơ nhẹ nhàng “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Mặt trời đỏ rực, báo hiệu đã đến hoàng hôn, kết thúc một ngày dài. Người dân nơi đây bắt đầu bước vào cuộc sống về đêm im ắng, lặng lẽ.
Tác giả nhấn mạnh “Chiều, chiều rồi”, tại sao họ lại sợ chiều hoàng hôn đến như vậy? Phải chăng họ sợ cái buồn tẻ, cuộc sống nhàm chán, sự im lặng về đêm. Để rồi khi bắt đầu ngày mới, họ lại lam lũ, mà vẫn nghèo đói. Tất cả cảnh vật, không gian đều được miêu tả qua cái nhìn của chị Liên. Buổi chiều bắt đầu với âm thanh tiếng ếch nhái, gió vi vu nhẹ. Câu văn của tác giả luôn truyền đạt đủ ý, ngắn gọn. Người đọc vừa thấy được bức tranh làng quê nghèo, vừa thấu hiểu được cảm xúc con người.
Khung cảnh thiên nhiên buồn bã, lòng người cũng hẩm hiu. Hình ảnh không gian quen thuộc với làng quê Việt Nam, tiếng ếch nhái, trống thu không, chợ tàn. Chiều đến, chợ tàn, những kiếp người dân nơi đây cũng tàn tạ. Cuộc sống của họ bao gồm Liên và An trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ. Chị Tí “ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây bàng, bên cạnh cái mốc gạch. Để bán cho ai?”. Bác Xẩm “góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng”. Cuộc đời của họ thật đơn sơ, giản dị.
Phân tích 2 Đứa Trẻ để thấy cuộc sống nghèo nàn, con người tình cảm nơi phố huyện. Ngoài ra còn xuất hiện hình ảnh bà cụ Thi “một bà già hơi điên, vẫn mua rượu ở hàng Liên”. Mua hàng xong, bà cụ Thi cũng cất tiếng cười khanh khách và đi vào trong đêm tối. Còn 2 chị em Liên, phải thức đến tận khuya theo lời mẹ dặn, để bán hàng. Dù chỉ là hai đứa trẻ, nhưng nhận thức về cuộc sống của nhân vật rất sâu sắc. Liên cảm nhận rõ “mùi riêng của đất, của quê hương này”. Cô cảm giác buồn man mác trước khoảnh khắc ngày tàn. Liên cũng là người sống tình cảm, biết quan tâm, yêu thương mọi người và em gái.
- Luận điểm 2: Bức tranh phố huyện về đêm, sự im lặng đến đáng sợ
Ban ngày, mọi vật được soi sáng bằng mặt trời, còn ban đêm, nguyên màn đêm bao phủ phố huyện. Hình ảnh “tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn nữa”. Cả phố huyện không có điện, chỉ có những ngọn đèn leo lét. Bóng tối xâm nhập, tất cả mọi việc làm, hoạt động dừng lại.
Những ánh sáng hiếm hoi, quý báu, nổi bật trong đêm tối, nhưng cũng chỉ là khe sáng, hột sáng, quầng sáng. Ánh sáng chỉ thu nhỏ bé tí trong một không gian tối mù mịt. Cuộc sống con người nơi đây cũng vậy, nghèo đói, lam lũ, không một điều gì để tìm kiếm hy vọng. Ánh sáng và bóng tối đối ngược nhau, một bên bao phủ, bên còn lại chỉ là hột sáng, khe, vệt sáng.
Cuộc sống người dân nơi đây như một vòng tuần hoàn, lặp đi lặp lại mỗi ngày vô vị. Sống dưới chế độ phong kiến, số phận của họ thật bi thảm, một cuộc đời lam lũ. Cứ về đêm, họ lại có cảm giác trống vắng, lạc lõng.
- Luận điểm 3: Ý nghĩa hình ảnh chuyến tàu đêm xuất hiện mỗi đêm
Chỉ khi Phân tích 2 Đứa Trẻ ta mới hiểu được tại sao Liên và An luôn chờ tàu mỗi đêm. Liên và An cũng như những người khác trong phố huyện đều mong chuyến tàu đến lúc khuya muộn. Sau một ngày dài buồn bã, họ mong một cái gì đó mới mẻ, lạ lẫm đến với mình. Còn riêng với Liên và An, 2 cô bé thức đến đêm vì “Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống – Ðường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố – để bán hàng, may ra còn có một vài người mua”. Tuy nhiên, Liên và An chỉ đợi đến khuya để chờ tàu vì nó mang lại nguồn ánh sáng, mà chốn huyện nghèo không hề có. Hình ảnh đoàn tàu làm cho Liên mơ về hà nội xa xăm, sang chảnh, có nhiều ánh đèn.
Chuyến tàu là hoạt động kết thúc một ngày dài, được chờ đợi nhất. Liên và An chỉ là 2 đứa trẻ, ham mới mẻ, thích vui vẻ. Đoàn tàu chở theo đoàn người từ thành phố về, nói cười xôn xao. Hai đứa trẻ thật khó để thức đến tận khuya, nhưng chúng vẫn cố gắng. Cô em luôn nhắc chị thật kỹ “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé.” Cô bé sợ nếu mình ngủ quên sẽ bỏ lỡ mất chuyến tàu, hy vọng tươi đẹp nhất mỗi ngày.
Dấu hiệu để nhận biết đoàn tàu đến là “ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi”. Báo hiệu để mọi người giữ khoảng cách với đường ray để an toàn. Nhưng trong hai đứa trẻ thì đây là lúc chuẩn bị tinh thần, tập trung nhìn ngắm đoàn tàu. Và rồi, Liên nghe thấy được âm thanh “tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi”. Liên ngay lập tức đánh thức em gái dậy, để kịp xem tàu. Theo thói quen, An dậy ngay và nhanh tay dụi mắt để tỉnh hẳn.
Khi đoàn tàu đến, “Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”. Hình ảnh các toa đèn sáng trưng, ánh sáng tỏa khắp, lấn áp bóng đêm nơi phố huyện. Tuy nhiên, đoàn tàu chỉ chạy vụt qua trong chớp mắt, chỉ còn lại những đốm than đỏ bay. Liên cảm giác vô cùng hụt hẫng, lặng người đầy tiếc nuối. Cuối cùng, đoàn tàu cũng khuất xa mãi, đi xa dần, khuất sau rặng tre.
Đoàn tàu mang lại cho phố huyện một không gian khác, âm thanh sôi động. Thế giới mà đoàn tàu có là nơi Liên luôn mơ ước, nơi có nhiều ánh sáng, tiếng người, cuộc sống tốt đẹp hơn. Đoàn tàu mang đến niềm tin mãnh liệt vào tương lai, để họ có động lực sống tốt mỗi ngày.
Kết bài
Phân tích 2 Đứa Trẻ để thấy được bức tranh quê hương nghèo nàn ngày xưa. Về đêm họ phải sống trong bóng tối mù mịt, với một không gian im ắng vô cùng. Chính vì cuộc sống ảm đạm đó mà họ quyết chờ tàu mỗi đêm muộn để đón nhận không khí mới. Con người ai cũng mong muốn có cuộc sống ấm no, đầy đủ, tốt đẹp hơn, kể cả người dân phố huyện.