Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Tràng Giang Của Tác Giả Huy Cận

Phân tích 2 khổ thơ cuối bài tràng giang để thấu hiểu được sự cô đơn của tác giả trước cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ, thấy được tình yêu quê hương, đất nước của ông.

Bạn đang đọc: Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Tràng Giang Của Tác Giả Huy Cận

“Tràng giang” là bài thơ góp phần cho sự nghiệp nhà thơ Huy Cận có thêm nhiều điểm nhấn. Bài thơ thể hiện rõ tình yêu quê hương đất nước của tác giả Huy Cận. Tràng giang là nỗi buồn của ông với cảnh tượng trước mắt, về nhân thế, nhân tình thế thái. Cùng phân tích 2 khổ cuối bài tràng giang để thấy rõ được tâm tư, nỗi ưu phiền của tác giả.

Bài mẫu phân tích chi tiết 2 khổ cuối bài tràng giang

Huy Cận cảm giác cô đơn trước cảnh vật

Phân tích 2 khổ cuối bài tràng giang của tác giả Huy Cận để thấy rõ hình ảnh quê hương. Huy Cận gợi lên một bài thơ tràng giang với quang cảnh thiên nhiên đượm buồn. Nguyễn Du có câu thơ, một khi “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, trong “truyện Kiều”. Ở 2 khổ cuối bài tràng giang, chúng ta cảm nhận được một khung cảnh thiên nhiên hắt hiu, cô quạnh:

“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”

Từng đám bèo trôi dạt, chậm rãi, liên tục trên sông mà không biết chính xác điểm đến. Tác giả tưởng tượng đời người tựa như bèo, luôn bơ vơ, không phương phướng. Bản thân chỉ là hạt cát giữa dòng đời rộng lớn, bất lực. Dòng sông hoàn toàn trống vắng, không tìm thấy một cây cầu, con tàu nào. Hình ảnh cây cầu bắc qua sông chính là điểm kết nối, giúp con người cảm giác thân mật hơn. Trước một khung cảnh trơ trọi, ông cảm giác lạc lõng.

Chỉ khi phân tích 2 khổ cuối bài tràng giang, chúng ta mới thấy tác giả yêu quê hương đến vậy. Huy Cận sử dụng từ láy “mênh mông” thể hiện sự trống trải, bao la, cảnh sông chiều thật hiu quạnh. Thiên nhiên làm cho lòng người thêm mông lung, buồn man mác. Khung cảnh càng lớn thì con người càng nhỏ bé lại, thêm cảm giác cô đơn.

Tác phẩm tràng giang thể hiện nỗi nhớ quê hương của tác giả

Hai bên bờ sông là 2 điểm cực âm dương, thế giới khác nhau. 2 bên bờ bị chia cắt bởi dòng sông, nước chảy xiết, không có điểm giao hòa, “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Tâm trạng nhà thơ lúc bấy giờ tương tự như khung cảnh thiên nhiên trước mắt. Trong một thế giới rộng lớn, ông không tìm được người tri kỷ, nơi để có thể dừng chân. Cô đơn lại càng thêm trống trải, ông thường nghĩ vu vơ, cảm giác mình thật nhỏ bé.  Tác giả khao khát được yêu thương, quan tâm, chăm sóc. Bỏ qua dòng sông, tác giả ngước đầu lên cao nhìn mây, núi:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.”

Trên trời cao, Huy Cận hướng đến những cánh chim tự do, bay đến mọi chân trời. Vào buổi chiều, vẫn “lớp lớp mây” chất chồng chéo dày đặc, bao phủ cả bầu trời. Mây nhiều đến nỗi tạo thành những ngọn núi bạc, đặc sắc, nổi bật. Dưới mặt đất không gian đượm buồn, nhưng trên cao cảnh vật thật hùng vĩ. Mây dưới cái nắng chiều nhè nhẹ, làm cho bầu trời trở nên rực rỡ hơn. Qua đó, chúng ta thấy cảnh vật trước mắt tác giả rất đẹp, tuy nhiên trong lòng ông cảm giác cô đơn.

Hình ảnh con sông rộng bao la, con người thêm cô đơn

Qua việc phân tích 2 khổ cuối bài tràng giang chúng ta thấy được tác giả rất buồn. Trong cảnh tượng xinh đẹp lại chỉ có 1 cánh chim nhỏ nhoi bay lượn. Chim cô đơn tựa như tâm hồn của nhà thơ hiện tại. Khi tác giả đưa ra sự đối lập lớn về mây trùng điệp và cánh chim càng tô thêm sự cô đơn của ông. Trước khung cảnh buồn hiu, ông bỗng chốc nhớ về quê hương:

“Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Huy Cận lại quay trở lại với dòng sông, nơi khung cảnh vẫn giữ nguyên như cũ. Dòng sông gợn sóng, uốn lượn nhẹ nhàng, xô đẩy vảo bờ từng đợt. Khi tập trung cảm nhận từng cơn sóng, tâm trạng ông trống rỗng. Hình ảnh miêu tả về không gian, liên tưởng thực tại với cảm giác cô đơn của tác giả. Với thể thơ tự do, ông đã thể hiện được nét đẹp quê hương nổi bật nhất.

Huy Cận cảm thấy trong lòng dâng trào nỗi nhớ quê hương, nơi duy nhất ông cảm thấy bình yên. Thông thường, thấy khói hoàng hôn là lúc đun bếp lửa nấu cơm, ở nhiều làng quê. Tuy nhiên, bây giờ không khói hoàng hôn, tác giả vẫn nhớ nhà da giết. Nỗi nhớ quê hương luôn tồn tại trong suy nghĩ của ông. Đó là cảm xúc bình thường, những người con xa quê đều mang trong mình nỗi nhớ nhà. Qua đó, chúng ta thấy bởi vì quá cô đơn giữa thế giới mênh mông, ông khát khao về quê.

Kết bài

Phân tích 2 khổ cuối bài tràng giang, chúng ta càng cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp. Tác giả nhắc đến những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, con sông, bèo trôi, mây trời, chim bay. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng của ông trong lối văn lãng mạn. Đồng thời, chúng ta thấy được khát khao của ông trong việc tìm kiếm sự đồng điệu, người tri kỷ trong thế giới rộng bao la.

Đón đọc những bài phân tích hay tại Phantich.com.vn mỗi ngày để có cái nhìn hay hơn về văn chương cả nhà nhé! Chúng tôi luôn cập nhật những bài phân tích súc tích, hay, dễ hiểu để mọi người tham khảo khi cần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *