Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng của Xuân Quỳnh dễ hiểu, sâu lắng

Sóng là bài thơ tình đặc sắc của Xuân Quỳnh. Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng, ta sẽ thấy được phong cách độc đáo cùng những trăn trở của người con gái khi yêu.

Bạn đang đọc: Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng của Xuân Quỳnh dễ hiểu, sâu lắng

Chi tiết bài phân tích 2 khổ đầu bài Sóng

Mở bài

Tình yêu luôn là chủ đề bất diệt của thi ca. Thế nhưng các nhà thơ nữ viết về đề tài này lại không nhiều. Trong đó, Xuân Quỳnh được xem là nhà thơ tình nổi bật với nhiều tác phẩm mang những tầng ý nghĩa sâu sắc. Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Sóng, ta sẽ thấy tiếng nói đằm thắm, trữ tình và những khao khát, trăn trở rất riêng của người con gái khi yêu.

Thân bài

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ nổi bật ở thế kỷ XX. Bà sáng tác hàng trăm bài thơ khác nhau trong suốt quãng đời nghệ thuật, với các chủ đề riêng biệt: chiến đấu, thiếu nhi, tình cảm gia đình,… Trong đó, mảng thơ tình được đánh giá cao bởi những nét đặc sắc trong phong cách văn chương của bà. Thơ tình Xuân Quỳnh có nét rất riêng, vô cùng nữ tính nhưng cũng không kém phần mãnh liệt.

Chân dung nhà thơ Xuân Quỳnh

Bài thơ “Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968. Bài thơ là lời tự tình của người con gái khi yêu với tâm trạng mãnh liệt, nhiều suy tư, trăn trở. Đó là khát vọng đắm say của người con gái đối với mối tình đầu của mình. Với bài thơ, hình tượng sóng hiện lên như những trạng thái của người con gái trong tình yêu với sự trong sáng, lãng mạn và đậm chất trữ tình. Hai khổ thơ đầu bài thơ đã khắc họa lên bản chất và quy luật của người phụ nữ khi yêu.

Đầu tiên, Xuân Quỳnh đã khắc họa hình tượng sóng hiện lên như bản chất và quy luật của người phụ nữ khi yêu. Quan niệm ấy được tác giả thể hiện rõ rệt ngay từ những lời thơ đầu tiên:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Với biện pháp ẩn dụ, sử dụng từ trái nghĩa, khổ thơ tưởng như chỉ miêu tả hoạt động của con sóng nhưng thực chất lại khắc họa người phụ nữ đang yêu. Họ vừa “dữ dội”, “ồn ào” lại vừa “dịu êm” và “lặng lẽ”. Con sóng đời thực thì vỗ liên hồi, triền miên, vô tận. Còn con sóng lòng, hay cũng là tình yêu của em dành cho anh luôn mênh mông, nồng nhiệt. Đó có lẽ là quy luật chung của bất cứ người con gái nào khi đối mặt với tình yêu của mình. Họ nữ tính, yêu kiều, biết cảm thông mà cũng nồng nàn, luôn khao khát được yêu đương cháy bỏng. Chỉ với những vần thơ ngắn, Xuân Quỳnh đã nêu bật được bản chất của người con gái khi yêu – điều mà chúng ta vẫn thường đùa nhau rằng sẽ không ai có thể hiểu nổi.

Xuân Quỳnh cùng chồng – Lưu Quang Vũ

Người con gái khi yêu vô cùng mãnh liệt, nồng cháy, nhưng họ cũng rất sâu lắng với những nỗi niềm riêng của mình. Khi cảm cảm thấy “sông không hiểu nổi mình”, không thể sống trong nơi tù túng mà ước mơ không thể thành hiện thực, người con gái quyết định “tìm ra tận bể”. Đó là hành động quyết liệt khi từ bỏ nơi chật hẹp và tìm đến tình yêu rộng lớn hơn, có thể bao dung và thấu hiểu cho tâm tư của chính mình. Xuân Quỳnh đã ngầm khẳng định rằng, em yêu và khao khát được yêu, em có thể dành hết tình yêu cho người, thế nhưng em cũng có ước mơ và chân trời riêng của mình. Và nếu thấu hiểu, thì người con trai chắc chắn sẽ ủng hộ và hỗ trợ người yêu của mình. Phải vượt qua những mong muốn tầm thường để vươn tới những điều lớn lao hơn, đó mới là một tình yêu đẹp và đáng trân trọng.

Sau những lời bộc bạch về tâm tư, khao khát riêng, Xuân Quỳnh đã ngầm khẳng định tình yêu vĩnh cửu, son sắt của mình. Trước những biến đổi về không gian, thời gian, sóng hiện lên vẫn giữ nguyên là mình như thuở ban đầu:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Trước thời gian “ngày xưa – ngày sau”, con sóng “vẫn thế”, vẫn luôn dạt dào giữa đại dương mênh mông. Đó cũng chính là nỗi niềm của người con gái, luôn khao khát tình yêu dù bao nhiêu tuổi, dù ở bất cứ đâu. Con sóng muôn đời vẫn vỗ, và trái tim yêu của người con gái ngàn đời vẫn đập vì tình yêu. Trái tim nằm trong “ngực trẻ” luôn khao khát yêu thương, mãnh liệt và cháy bỏng hết mình. “Nỗi khát vọng” ấy không chỉ với tình yêu mà còn là khát vọng của tương lai và hạnh phúc. Xuân Quỳnh đã dùng tiếng lòng của mình để biểu trưng cho khát vọng muôn đời của tuổi trẻ. Và có lẽ dù có già đi, da có nhăn nheo, thì sự nồng nhiệt trong tình yêu vẫn luôn luôn “trẻ” mãi, trường tồn với thời gian. Không thể phai nhòa theo năm tháng.

Chỉ với hai khổ thơ ngắn, sử dụng thể thơ 5 chữ cùng các biện pháp nghệ thuật độc đáo, Xuân Quỳnh đã làm nổi bật hình tượng của người con gái trong tình yêu. Đó là một trái tim luôn khao khát được sống, được yêu thương mãnh liệt. Đồng thời cũng là một tâm hồn khát khao tương lai tươi sáng ở phía trước, lấy tình yêu là động lực sống và thực hiện ước mơ của mình. Như trong lời thơ “Tự hát”, Xuân Quỳnh đã bộc bạch:

“Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em

Biết khao khát những điều anh mơ ước

Biết xúc động qua nhiều nhận thức

Biết yêu anh và biết được anh yêu”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *