Huy Cận được xem là nhà thơ có nhiều tên tuổi trong phong trào Thơ Mới. Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng Giang thấy được sự kết hợp đầy tinh tế giữa yếu tố hiện đại và cổ điển.
Bạn đang đọc: Phân Tích 2 Khổ Đầu Bài Tràng Giang Cực Chính Xác
Mở bài
Nhắc đến những tác phẩm mang ý nghĩa sâu sắc của Huy Cận, nhiều người hiển nhiên sẽ nghĩ ngay đến Tràng Giang. Đây là tác phẩm được viết ở thời kỳ trước cuộc cách mạng, với nhiều suy tư về cuộc đời. Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng Giang để thấy được sự bế tắc trong kiếp người đang trôi lênh đênh giữa dòng đời.
Thân Bài
- Luận điểm 1: Kiếp người trải dài mênh mang tựa như dòng sông qua tựa bài thơ
Thế hệ thanh niên Việt Nam những năm 1939 dường như chất chứa nhiều nỗi niềm đối với cuộc sống. Cuộc cách mạng đang vào hồi cao trào, bên cạnh vận mệnh đất nước, vận mệnh cá nhân giữa thời cuộc đầy biến động cũng làm nhiều người trăn trở. Huy Cận cũng vậy. Ông u uất nghĩ về cuộc đời, ông bồi hồi vì thân phận nhỏ bé của mình giữa cuộc sống quá rộng lớn. Chính cái tên Tràng Giang cũng đã gợi lên hình ảnh lênh đênh, mênh mông bát ngát của thiên nhiên. Tựa hồ như những thứ không có điểm dừng và cứ thế trôi dạt mãi mãi.
Chính hình ảnh của con sông dài “Tràng Giang” cũng đã gợi hình, gợi ý cho nội dung và thông điệp mà tác giả đã truyền đạt thông qua bài thơ.
- Luận điểm 2: Dòng sông chất chứa những tâm sự của Huy Cận
Lời tựa đề của tác giả “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” dường như thể hiện sự cô đơn của tâm hồn người thi sĩ trước thiên nhiên rộng lớn. Tiếp đó là một loạt các từ láy, từ điệp được sử dụng, tạo cảm giác vừa hiện đại, nhưng cũng mang nhiều chất liệu cổ điển:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Những câu thơ của tác giả chất chứa quá nhiều tâm sự. Từ đó mà hình ảnh hiện lên cũng trở nên đìu hiu hơn Những con sóng cứ thế trôi điệp điệp mà chẳng thấy bến bờ. Thân phận của những con sóng tựa như những thanh niên như Huy Cận giữa thời cuộc đổi thay khôn lường. Con thuyền đến như làm bạn với dòng nước, nhưng cũng sẽ chẳng được bao lâu. Cuối cùng, mặt nước chỉ còn cảnh chiếc củi khô lạc giữa dòng. Tất cả tạo nên những cuộc hội ngộ ngắn ngủi, rồi lại chia xa.
- Luận điểm 2: Sự hiu quạnh càng nhân lên nhiều với khổ thơ thứ 2
Nếu khổ thơ đầu được bao phủ bởi hình ảnh của một khung cảnh sông nước đìu hiu, thì khổ thơ thứ hai dường như làm cho nỗi buồn dâng lên gấp nhiều lần. Hình ảnh làng quê dường như hiện ra với sự cô quạnh đáng sợ:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Dòng sông dài không một bóng người có thể buồn, nhưng ai thấu chẳng cảm giác đang lạc vào một ngôi làng xa, có bến tàu, nhưng lòng người vẫn cô đơn. Hai từ láy được sử dụng cho 1 câu, “Lơ thơ” là cảm giác hờ hững, mặc kệ mọi thứ diễn ra. Trong khi đó, chiếc cồn nhỏ chỉ có làn gió đìu hiu thổi phớt qua. Kể cả tiếng ồn ào của một phiên chợ chiều cũng không nghe thấy. Tất cả diễn ra dưới con mắt có phần bi quan của tác giả.
Chinh phụ ngâm với “Bến phì gió thổi đìu hiu mấy gò” đem đến những tâm sự khắc khoải, trăn trở của người con gái. Trong khi đó, nét đìu hiu của Huy Cận lại rất khác. Nó là cảm giác tựa như “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Khi nỗi lòng người thi sĩ chứa chất nhiều tâm sự và buồn bã trước cuộc đời.
Huy Cận là nhà thơ có ánh nhìn về cuộc đời rất sâu sắc, với tài năng trong việc phát triển hình ảnh bầu trời và đo lường nó với thước sâu. Thông thường, người ta chỉ đo độ sâu của vực thẳm. Điều này càng làm nổi bật lên sự mênh mông và không có điểm tựa của thi sĩ giữa chốn thế gian này. Ánh nắng xuống là lúc người thi sĩ cảm thấy trời sâu hơn.Những cảnh sắc thiên nhiên đầy sức sống trở nên vô vị nhường nào.
Câu thơ cuối thể hiện mối tương quan giữa cuộc sống con người và thiên nhiên. Dòng sông thì dài, trời thì rộng và bến đò thì cô liệu. Ai lại có túi buồn rộng đủ để đong đầy cảnh vật như Huy Cận.
Sang khổ tiếp theo, người đọc đã có được những chuyển biến, nhìn nhận về thiên nhiên của Huy Cận. Những chuyển biến này dường như lại làm nổi bật thêm những tâm sự được thể hiện qua 2 khổ thơ đầu.
Kết lại
Huy Cận là một nhà thơ đặc biệt, câu từ của ông không quá trau chuốt, nhưng vô cùng ý nghĩa và thể hiện được tâm tư người thi sĩ. Qua phân tích 2 khổ đầu bài Tràng Giang, có thể thấy được tâm trạng thơ của tác giả. Vừa giàu chất tâm sự, vừa thể hiện sự bế tắc của thế hệ ông giữa thời cuộc rộng lớn.