Phân tích 8 câu cuối bài Trao Duyên sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về vẻ đẹp của Thúy Kiều hay tài năng sáng tác của Nguyễn Du.
Bạn đang đọc: Phân tích 8 câu cuối bài Trao Duyên của đại thi hào Nguyễn Du
Mặc dù là đoạn trích từ Truyện Kiều nhưng Trao Duyên đã thể hiện được vẻ đẹp của Thúy Kiều. Đi kèm với đó là tài năng sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du. Để hiểu rõ hơn về nội dung và những chi tiết đắt giá, hãy cùng phân tích 8 câu cuối bài Trao Duyên nhé.
Khái quát sơ lược tác giả Nguyễn Du và đoạn trích Trao Duyên
Nguyễn Du hiệu là Thanh Hiên, quê cha ở Hà Tĩnh, quên mẹ ở Bắc Ninh. Ông là đại thi hào nổi tiếng trong lĩnh vực văn chương Việt Nam. Rất nhiều tác phẩm của ông được đánh giá cao về nội dung lẫn nghệ thuật sáng tác. Trong đó nổi bật hơn cả là Truyện Kiều. Truyện không chỉ được xuất bản rộng rãi mà còn được chuyển thể thành phim.
Trao Duyên chính là đoạn trích đắt giá để lại trong lòng người đọc người cảm xúc nhất. Bất kỳ ai khi đọc cũng sẽ cảm thấy vô cùng đau thương, xót xa. Thông qua kiệt tác nói chung, đoạn trích nói riêng, chúng ta còn thấy được khả năng tài tình của tác giả. Ông nắm bắt tâm lý nhân vật vô cùng tự nhiên cùng lối hành văn mạch lạc. Từ đó, mỗi người sẽ thấm thía được bị kịch tình yêu và nỗi đau của Thúy Kiều.
Phân tích 8 câu cuối bài Trao Duyên
Gia đình gặp biến cố lớn, Kiều phải bán thân để cứu cha và em. Kiều bị làm nhục đến mức phải tự tử. Thế nhưng, nàng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Sau nhiều năm nương nhờ cửa Phật, nàng đã được đoàn tụ với gia đình. Lúc này, nàng bèn trao lại mối duyên năm xưa cho em gái. Đoạn trích Trao Duyên với 8 câu cuối đã thể hiện rõ rệt nỗi đau đớn của nàng.
Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân
Sau khi thuyết phục Thúy Vân nhận lời, nàng Kiều bèn trao lại những kỉ vật của tình yêu. Nàng cảm thấy như mình như đang chết đi và rơi vào trạng thái độc thoại nội tâm. Những đau khổ, bất hạnh trước giờ bỗng chốc ập đến khiến nàng vô cùng tuyệt vọng. Trâm gãy gương tan chính là hình ảnh thể hiện cho tình yêu tan vỡ, cho cõi lòng tan nát của Kiều. Một khi Trâm đã gãy, gương đã vỡ thì chẳng thể nào hàn gắn được.
Hơn ai hết, Kiều thấu hiểu rõ ràng nhất bi kịch của hiện tại. Hình ảnh trâm cài và gương được sử dụng để gợi lên vẻ đẹp của người con gái yếu đuối. Họ luôn trân trọng những gì vốn có để mong một ngày ở bên Kim Trọng – người yêu của nàng. Thế nhưng, mọi mong ước ấy giờ đã tan tành. Nàng Kiều đã từng nhận được “muôn vàn ái ân” không sao kể xiết của chàng Kim Trọng. Thế mà giờ đây, nàng đành nghẹn ngào thất hứa. Quá khứ vô cùng hạnh phúc đối lập với hiện tại đau đớn. Sự đối lập này đã làm nổi bật hơn nỗi đau của Kiều khiến người đọc cảm thấy xót xa.
“Trăm nghìn gửi lạy tình quân – Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!”
Mặc dù luyến tiếc nhưng chẳng biết làm gì, Kiều đành an ủi bản thân. Lời nhận tội của nàng thật tội nghiệp. Mặc dù nàng chẳng muốn thế nhưng nguyện trăm nghìn cái lạy cho tình quân. Quá khứ đã hẹn thề trăm năm thế mà giờ đây nàng lại phản bội lời ước hẹn ấy. Trong hoàn cảnh này, Kiều chẳng thề làm gì ngoài lời tạ tội với Kim Trọng. Tơ duyên ngắn ngủi đã kết thúc trong sự chia ly, cay đắng.
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Sau khi thấm thía nỗi đau, nàng Kiều mới cảm nhận được số phận éo le của bản thân. Cõi đời bất công với nàng khiến bản thân chẳng thể giữ được hạnh phúc cho riêng mình. Phận bạc như vôi là hình ảnh được nhiều tác giả sử dụng để thể hiện sự hẩm hiu của con người. Hình ảnh nước chảy, hoa trôi chính là tuổi thanh xuân cũng chấm dứt. Tình yêu đẹp đẽ của nàng cũng coi như đã trôi xa mãi. Thông qua việc diễn tả nỗi đau, chúng ta thấy rõ được đức hy sinh của Kiều. Nàng không vì bản thân mà luôn nghĩ đến người xung quanh. Yếu tố này lại lần nữa khiến cho người đọc cảm thấy cay mắt.
Ơi Kim Lang! Hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây
Những thán từ ôi, hỡi đã thể hiện thêm nỗi lòng tuyệt vọng của nàng Kiều. Nhắc đến Kim Lang với âm điều của sự nghẹn ngào. Nhịp thơ 3/3 và 2/4/2 như tiếng nấc da diết khiến chúng ta ám ảnh. Sự đau đớn khi đã lên đến đỉnh điểm, nàng chỉ còn vật vờ kêu tên người yêu. Bằng nỗi đau, tác giả đã thể hiện thành công tình yêu sâu đậm mà Kiều dành cho Kim Trọng. Tình yêu sâu sắc, đậm sâu nhưng không thể đến được với nhau. Giờ đây, nỗi đau xé lòng ấy chỉ còn biết thốt lên “Ơi Kim Lang! Hỡi Kim Lang” và chôn vùi tận trong tim.
Sử dụng từ ngữ tinh tế, khắc họa tâm lí nhân vật đặc sắc đã góp phần thể hiện rõ nỗi đau của Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân. Mặc dù chỉ là đoạn trích nhưng chúng ta vẫn hiểu rõ hơn tình yêu sâu đậm của Kiều và lòng cảm thông sâu sắc của tác giả. Mong rằng, khi phân tích 8 câu cuối bài Trao Duyên, mỗi người sẽ thấu hiểu hơn về cốt truyện và tài năng của tác giả.