Dưới đây là tài liệu phân tích 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc chuẩn, cung cấp cho các bạn học sinh những kiến thức văn học đầy đủ và chi tiết. Các bạn có thể tham khảo và vận dụng vào bài viết của mình hoàn thiện và sáng tạo hơn.
Bạn đang đọc: Phân tích 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc chuẩn 2021
Nhà thơ Chế Lan Viên từng nói “Nơi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Phân tích 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, độc giả sẽ càng thấu hiểu hơn những gì nhà thơ Lan Viên khẳng định. Những xúc cảm này không chỉ xảy ra với những thi sĩ có tâm hồn nhạy cảm mà với tất cả con người, những ai biết có trái tim biết yêu thương.
Mở bài
Có thể nói, nhà thơ Tố Hữu là một trong những nhà thơ trữ tình chính trị tiêu biểu cho dòng thơ ca cách mạng Việt Nam. Trong thơ ông, chứa đựng những tình cảm lớn lao và lẽ sống lý tưởng của những con người Cách mạng. Đặc biệt bài “Việt Bắc” là một trong những tác phẩm ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả mọi thế hệ người Việt Nam. Phân tích 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc, các bạn sẽ cảm nhận được tình cảm sâu đậm tình quân dân trong những năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời khi các cán bộ chiến sĩ tạm biệt bà con chiến khu Việt Bắc để về xuôi sau 15 năm gắn bó. Đoạn thơ đầu, tác giả đã thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế cảm xúc của cả người ở lẫn người đi trong những giờ phút phân li:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
Thân bài chi tiết phân tích 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc
- Luận điểm 1: nỗi nhớ của người ở lại
Khi phân tích 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc, các độc giả vô cùng ấn tượng với cách xưng hô thú vị của người đi và kẻ ở mà tác giả nói trong bài. Đó là “mình” và “ta”. Đặc biệt tần suất xuất hiện của hai từ này được lặp lại rất nhiều ngay trong 4 câu thơ đầu:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
Mở đầu đoạn thơ là một câu hỏi tu từ. Câu hỏi không phải để hỏi cho ra đáp án mà chỉ là câu hỏi không cần lời đáp nhưng cả hai bên đều ngầm hiểu ý nghĩa cũng như câu trả lời. “Mình về mình có nhớ ta”- câu hỏi nghe tưởng là bâng quơ nhưng thực ra lại ẩn chứa nhiều cảm xúc xốn xang của người ở lại. Tiếp đến, người ở lại mà ở đây chính là đồng bào Việt Bắc đã khơi gợi lại kỷ niệm một giai đoạn 15 năm với biết bao ân tình “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. 15 năm không phải cả đời người nhưng nó đã gần như đưa con người ta đi qua một quãng đời đáng nhớ và không hề ngắn. Đặc biệt thời gian ấy lại rơi vào hoàn cảnh chiến tranh, trong sự sống còn, trước sự vào sinh ra tử. Bởi thế tình người càng trân quý biết bao. Không chỉ gợi lại thời gian bên nhau đằng đẵng với bao mặn nồng mà người ở lại còn nhắc tới cho người đi hình ảnh không gian với rừng cây, núi đồi. Nơi mà cả hai đã có những tháng ngày không thể nào quên: “Mình về mình có nhớ không/ Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”. Tiếp tục lại là một câu hỏi tu từ không lời đáp nhưng chan chứa bao ân tình, khiến người đọc cảm thấy cả tiếng nức nở, nỗi thổn thức nhớ nhung của người ở lại. Đại từ xưng hô mình- ta thường bắt gặp trong những câu ca dao được tác giả vận dụng vào đây thật phù hợp. Giúp người đọc cảm nhận sâu sắc sự giản dị, gần gũi gắn bó tình cảm của quân và dân thời bấy giờ. Điệp từ “nhớ” càng thể hiện rõ rệt nỗi nhớ da diết, sâu nặng của đồng bào Việt Bắc dành cho chiến sĩ Cách mạng. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, không chỉ con người mà cả thiên nhiên, đất trời Việt Bắc cũng nhuốm màu thương nhớ, ân tình.
- Luận điểm 2: tiếng lòng của người đi
Nếu 4 câu đầu là tâm tư tình cảm của người đồng bào miền ngược thì 4 câu thơ sau lại chính là tiếng lòng của các chiến sĩ miền xuôi.
“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
Lúc này không còn phân biệt rõ “ta” và “mình” nhưng người đọc đều hiểu rõ đó chính là tiếng lòng của các chiến sĩ. Độc giả vẫn dễ dàng tưởng tượng cảnh cia tay bịn rịn, đầy nước mắt ất. Người chiến sĩ chuẩn bị quay bước đi nhưng bỗng nghe văng vẳng bên tai “tiếng ai tha thiết bên cồn” để rồi lại cảm thấy “bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi”. Tác giả sử dụng cụm từ láy “bâng khuâng” ở đây để bộc lộ sự xuyến xao trong cõi lòng. Còn từ “bồn chồn” lại lột tả tâm trạng đứng ngồi không yên, còn nhiều lo lắng của các chiến dành cho đồng bào sự dẫn đến việc không nỡ rời xa. Sở dĩ các chiến sĩ còn nhiều âu lo cho đồng bào vì dù rằng Cách mạng đã thành công, nhưng dân ta còn nghèo, nước ta còn chưa mạnh, giặc vẫn còn nhiều phen lâm le ngoài bờ cõi. Vì thế, yên tâm sao được!. Nhất là khi các chiến sĩ nhìn thấy chiếc áo chàm bà con đang mặc. Nó thật giản dị đơn sơ nhưng cũng thể hiện cả sự đói nghèo thiếu thốn. Bởi vậy dù còn nhiều bận tâm, dù không muốn rời đi, nhưng các chiến sĩ vẫn phải quyết chí để về xuôi hoàn thành nhiệm vụ. Chính bởi vậy mà “Áo chàm đưa buổi phân li/ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”. Chỉ cầm thay mà không biết nói gì ở đây không phải vì không có gì để nói mà là có quá nhiều điều muốn chia sẻ nhưng không biết bắt đầu từ đâu, nói như thế nào. Tưởng chừng như bao câu từ cứ bị nghẹn ứ ở cổ họng, nên chỉ cầm tay nhau thôi, trao nhau hơi ấm của cơ thể cũng đủ để thay lời yêu thương.
- Luận điểm 3: nghệ thuật đặc sắc
Phân tích 8 cầu thơ đầu bài Việt Bắc độc giả không chỉ cảm phục trước tấm chân tình của đồng bào Việt Bắc dành cho các chiến sĩ Cách mạng mà còn ấn tượng với tài năng của nhà thơ Tố Hữu. Cũng giống như đại thi hào Nguyễn Du, Tố Hữu đã sử dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống. Một thể thơ dễ thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người. Đồng thời, tác giả sử dụng hình ảnh đối đáp thân quen trong ca dao dân ca, càng làm tăng thêm sự sinh động, tự nhiên của tác phẩm. Kết hợp với việc sử dụng những hình ảnh hoán dụ, các biệt pháp nghệ thuật như câu hỏi tu từ, điệp ngữ, từ láy… đã mang tới cho độc giả những áng thơ đầy cảm xúc. Không chỉ câu từ ý nghĩa mà nhịp điệu của thơ cũng rất đằm thắm và trữ tình. Tất cả những điều đó, tổng hòa lại tạo nên một bức tranh về buổi phân li không chỉ thấm đượm tình người mà còn cả tình đồng bào, đồng chí.
Kết bài
Việc phân tích 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc chính là cách giúp độc giả tiếp cận một cách sâu sắc hơn toàn bộ tác phẩm. Bởi đây là một trong những áng thơ tiêu biểu, mang âm hưởng núi rừng Tây Bắc rõ rệt. Đoạn thơ giống như bản tình về buổi chia tay của những con người nặng nghĩa ân tình. Mỗi câu ca mỗi hình ảnh trong đoạn thơ đều chất chứa bao nỗ niềm nhớ nhung của người đi lẫn người ở lại.
Có thể nói, chỉ có Tố Hữu, nhà thơ làm Cách mạng mới đủ nhạy cảm, đủ yêu thương và lý trí để sáng tác nên áng thơ bất hủ như vậy. Bởi hơn ai hết, ông là một người trong cuộc. Ông cảm nhận sâu đậm xúc cảm của người và cảnh trong buổi phân li ấy. Bằng tài năng văn chương của mình, ngay từ những câu thơ đầu, nhà thơ Tố Hữu đã phác họa thành công tấm chân tình của quân và dân trong những ngày chiến tranh đầy gian khó mà oanh liệt.