Hình ảnh con cò là hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong ca dao , tục ngữ Việt Nam và trong những lời ru mẹ hát. Đây cũng là hình ảnh được nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng trong tác phẩm của mình. Con cò của Chế Lan Viên cũng vậy, tác phẩm xoay quanh hình ảnh con cò quê hương và con cò trong vòng tay mẹ. Phân tích bài con cò của Chế Lan Viên để hiểu hơn về ý nghĩa, thông điệp mà nhà thơ muốn gửi tới.
Bạn đang đọc: Phân tích bài con cò của nhà thơ Chế Lan Viên đặc sắc
Văn mẫu phân tích
Mở bài
Chế Lan Viên là nhà thơ hiện đại của nền văn học Việt Nam. Thơ ông chia làm hai giai đoạn, trước CMT8 thơ Chế Lan Viên mang màu sắc thần bí, bế tắc và có chút điên loạn, sau CMT8 thơ ông chủ yếu nói về con người, nhân dân đất nước, ánh sáng cách mạng. Ông có rất nhiều tác phẩm hay, để đời như Điêu tàn, Gửi các anh, Ánh sáng phù sa, Những bài thơ đánh giặc… Một trong những tác phẩm để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả không thể không kể đến Con Cò. Con Cò là bài thơ có nội dung về tình mẹ ý nghĩa to lớn của lời ru đối với cuộc sống con người.
Thân bài Phân tích bài con cò
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
“Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng…”
Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân
Phân tích bài con cò – Con Cò, một hình ảnh quá đỗi quen thuộc trong thơ ca Việt Nam đã được tác giả mượn để làm hình tượng chủ đạo trong bài thơ của mình. Ngay mở đầu bài thơ là hình ảnh con còn trong lời ru của mẹ. Lời ru của mẹ không chỉ là hình ảnh của những người nông dân dầm sương dãi nắng, không chỉ là danh lam thắng cảnh, con người mà đó còn là hình ảnh con cò quen thuộc. Khi đọc câu thơ lên độc giả như cảm thấy hơi ấm của mẹ vẫn truyền đâu đây, lời ru ấm áp nhẹ nhàng và dạt dào tình cảm. Có lẽ đó là lời ru quen thuộc mà hầu như đứa trẻ nào cũng đã từng nghe qua, nó là tình yêu vô bờ của mẹ dành cho con.
Trong lời ru, mẹ hát về con cò, con cò dãi nắng dầm sương vất vả vô cùng. Cò phải lặn lội kiếm ăn một mình từ Cổng Phù, từ Đồng Đăng, cò ăn đêm, cò xa tổ, cò gặp cành mềm và xợ sáo măng. Con cò trong lời ru của mẹ vất vả và găp nhiều bão tố.
Nhưng chính trong lời ru này mẹ lại như muốn nói đến con. Con cò trong ca dao là con cò của người dân lam lũ, của người mẹ vất vả. Còn con cò của mẹ là con, con nằm trong tay mẹ vẫn được ấm êm, được ru ngủ, được mẹ âu yếm vỗ về và hạnh phúc. Sự vất vả của con cò trong ca dao càng làm nổi bật lên tình yêu da diết, tình mẫu tử thiêng liêng. Phải chăng, con cò ấy chính là mẹ, cũng dãi nắng dầm sương, cũng vất vả gian nan, làm ngày làm đêm để nuôi con chỉ với hi vọng là đủ mạnh mẽ để bảo vệ con, nâng đỡ con.
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân
Sữa mẹ vẫn nhiều con cứ an tâm mà ngủ, chỉ cần con khỏe mạnh, mọi giông tố cuộc đời đã có mẹ gánh lo. Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại tôn vinh tình mẫu tử, bởi vì đây là tình cảm thiêng liêng mà không có bất kì điều gì sánh được. “Cha mẹ thương con vô điều kiện/ Xã hội có điều kiện mới thương con” để càng khẳng định tình mẹ, tình cha là tình cảm duy nhất và mãi mãi, yêu thương con không cần điều kiện, không gian dối và không có gì đánh đổi. Ở bên cha mẹ, con luôn được no đủ không phải suy nghĩ gì.
Sang đến khổ thơ thứ 2, hình ảnh con cò và đứa trẻ lại được hòa quyện vào nhau. Lúc này đây cò chính là người bạn thân thiết với con từ thuở nằm nôi đến tuổi con đi học, con cò là người bạn đồng hành cùng con trên mọi nẻo đường.
Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yên
Cho cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Phân tích bài con cò – Câu thơ ngủ yên lập lại ba lần như muốn nhắn nhủ con hãy ngủ ngoan nhé, cánh cò sẽ theo con vào trong giấc mơ, sẽ theo chân con đến khi con trưởng thành. Cánh cò giờ đây đã trở nên vô cùng thân thuộc, là bạn đồng hành của con. Nó không chỉ xuất hiện trong những lời mẹ ru nữa, nó ở ngay quanh nôi, nó theo chân con đi học, rồi hai đứa đắp chung cái cánh. Phải chăng, đây là cách mạ vỗ về và nâng cánh ước mơ của con. Giấc mơ của trẻ thơ được mẹ chấp cánh từ bây giờ. Có lẽ, vẫn là mẹ hiểu con nhất, vẫn là mẹ biết con phù hợp với điều gì nhất, vẫn là mẹ, con cò ấy chính là mẹ, mẹ đứng ở nôi ru con ngủ, mẹ theo chân con đến trường, mẹ cùng con trưởng thành và bầu bạn.. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật hoán dụ khi muốn nói hình ảnh con cò chính là mẹ. Khi đọc, chúng ta nghĩ rằng con cò ấy chỉ xuất hiện trong ca dao, trong lời ru, nhưng phân tích kĩ hơn ta mới thấy, con cò đó chính là hóa thân của mẹ. Khổ đầu, mẹ như con cò kia vất vả đêm ngày để cho con giấc ngủ say. Sang khổ hai mẹ cũng là con cò theo chân con trên từng bước đời trưởng thành.
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Lớn lên, lớn lên, lớn lên…
Con làm gì?
Con làm thi sĩ
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn
Câu hỏi Lớn lên con làm gì cũng chính là tâm tư của mẹ. Mẹ nuôi dưỡng con từ khi thơ bé, nuôi dưỡng con cả những hoài bão ước mơ. Mẹ không chỉ theo gót chân con từ khi con thơ dại, mà ngay cả khi con trưởng thành mẹ cũng vẫn bên con : “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn thương con”
Tình mẹ thật lớn lao và bao la. Tình mẹ thật không có gì sánh bằng, thiêng liêng cao cả. Lòng người mẹ hạn hẹp chỉ dành moi tình thương cho con, có thể hi sinh tất cả vì con. Người ta thường nói: “Đàn ông nông nổi giếng khơi/ Đàn bà sâu sắc như khơi đựng trầu” để nói lên tư duy của đàn bà tưởng sâu mà nông cạn và ca ngợi đàn ông. Nhưng nếu bàn về tình cảm, về tấm lòng của người đàn bà với đứa con của họ thì chắc chắn không bao giờ thấp hơn đàn ông. Tấm lòng của người mẹ sâu sắc còn hơn cả giếng sâu, thương con tận đáy lòng, tận xương tủy. Chẳng vậy mà có câu “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Tình cảm của cha rất nặng, mạnh mẽ, và chắc chắn không đổi dời, còn tình cảm của mẹ sâu sắc, nhẹ nhàng là dòng nước mát lạnh sưởi ấm tâm hồn con. Cả cha mẹ đều yêu con nhưng yêu theo những hướng khác nhau. Nếu cha là sự mạnh mẽ thì mẹ là sự dịu dàng, bao bọc lấy con, nâng đỡ con.
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
Sang đến khổ 3 cũng là khổ cuối tác phẩm tác giả càng khẳng định tình cảm của mẹ dành cho con. Dù con gần hay con ở xa, dù con lên rừng xuống bể, dù con là ai con ở đâu thì mẹ vẫn dõi theo còn, vẫn sẽ tìm con. Tác giả lấy hình ảnh con cò để nói đến người mẹ. Con cò ở khổ đầu vừa là mẹ vừa là con thì sang khổ cuối, con cò ở đây chính là mẹ. Cánh cò mẹ dõi theo con trên mọi nẻo đường, mọi bước chân và cùng con vượt qua mọi chông gai. Tác giả thật khéo léo khi sử dụng hình ảnh con cò để nói lên nỗi lòng người mẹ.
À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi, ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi
Phân tích bài con cò – Nếu ở mở đầu bài thơ là tiếng ru ngân lên với hình ảnh con cò quen thuộc thì kết thúc bài thơ cũng là lời ru À ơi dịu dàng, da diết chan chứa tình cảm. Những câu thơ cuối của bài thơ như nhắn nhủ con hãy ngủ ngon nhé, hãy mơ về cánh cò, cánh vạc, mẹ vẫn ở đây, vẫn ở quanh nôi và ru con ngủ.
Lại thêm một lần hình ảnh cánh cò, quê hương, con vạc, lời ru lại được tác giả nhắc lại như một lần nữa nhắc ta về những kỉ niệm thời thơ ấu và hiểu thêm sâu sắc về ý nghĩa của tình mẹ con trong cuộc đời. Những ngọt ngào cuộc đời mẹ dành cho con và những cay đắng mẹ dành phần mình.
Bao năm qua dáng mẹ lặng lẽ
Sớm tối nhọc nhằn vất vả vì con
Bao yêu thương mẹ dành hết cho con
Và dành lấy những phần cay đắng nhất
Kết bài
Khép lại bài thơ Con cò mà trong lòng vẫn cảm thấy bâng khuâng, hình bóng mẹ đưa nôi vẫn chập chờn trong trí nhớ. Có lẽ, khi còn bé ta cũng từng được mẹ đưa nôi, cũng từng nghe những lời ru con cò, con vạc vậy nên, giờ đây khi đọc những vần thơ của Chế Lan Viên mới thấy thân quen và nhớ thương mẹ đến vậy. Chế Lan Viên không viết đề tài mới những những lời thơ ông viết lại rất hay độc đáo, mới mẻ. Chúng ta vẫn nghe thấy hình ảnh con cò lam lũ nhưng lại ít biết đó là hiện thân của người mẹ, lam lũ làm mọi điều vì hạnh phúc của con.
Xin khép lại bài thơ bằng lời bài hát: “Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con nhất đời!
Ngắm con ngoan nằm trong nôi, mắt xoe tròn, ôi bé cưng!
> Xem thêm:Phân tích bài thơ Con cò của Chế Lan Viên cực hay