Kiều ở lầu Ngưng Bích là đoạn trích trong tác phẩm “Truyện Kiều”. Dưới đây là bài phân tích bài Kiều ở lầu Ngưng Bích hay, chi tiết nhất.
Bạn đang đọc: Phân tích bài Kiều ở lầu Ngưng Bích – một trích đoạn cực hay trong tác phẩm Truyền Kiều
Mở bài
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du được đánh giá là tác phẩm lớn, có ý nghĩa quan trọng trong văn học Việt Nam. Đoạn trích “Kiểu ở lầu Ngưng Bích” đã cho thấy tâm tư, nỗi lòng của Thúy Kiều khi bị lừa bán vào thanh lâu. Phân tích bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, ta sẽ thấy được tình yêu quê hương, gia đình và nỗi khát khao tự do, đoàn tụ của nhân vật khi phải xa quê, sống lưu lạc nhiều năm.
Thân bài
- Khái quát tác giả, tác phẩm
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc với nhiều tác phẩm đóng vai trò quan trọng trong dòng chảy thi ca Việt Nam. Thơ của ông luôn chan chứa tình cảm, thấu hiểu và yêu thương con người, đặc biệt là những số phận đặc biệt. Thân phận người con gái tài đức vẹn toàn nhưng “bạc phận” là chủ đề được tác giả gửi gắm nhiều tâm tư, tình cảm nhất. Trong đó có “Truyện Kiều”.
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm trong phần Gia biến và lưu lạc của tác phẩm, gồm 22 câu thơ. Đây là phần thơ thể hiện nỗi lòng của Kiều rõ nét nhất trong suốt thời gian bị lừa bán vào thanh lâu. Từ đó cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách đáng trân trọng của nhân vật khi đối mặt với hoàn cảnh sống éo le, đau khổ
- Luận điểm 1: Cảnh thiên nhiên lầu Ngưng Bích
Nguyễn Du luôn là người tinh tế, thơ của ông không bao giờ đi thẳng vào miêu tả một chủ thể nào đó, mà thường thông qua những biến chuyển của không gian, thời gian. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả đã khắc họa lên thiên nhiên xung quanh để gián tiếp nói về tâm trạng con người:
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”
Không gian nơi đây hiện lên vô cùng rộng lớn với những hình ảnh như “non xa”, “trăng gần”. Nó đã làm nổi lên sự bát ngát, mênh mông của không gian. Điều đó càng khiến cho con người đã nhỏ bé nay lại càng cô đơn, lẻ loi. Giữa thiên nhiên choáng ngợp ấy, Kiều “xa trông”, biểu lộ tâm trạng thẫn thờ, tưởng chừng như đang đón đợi điều gì. Không gian vũ trụ bao la ấy như “nuốt chửng” con người, khiến nhân vật cô đơn đến tột cùng.
Qua không gian ấy, từ “khóa xuân” khiến Thúy Kiều ý thức được bản thân đã không còn trẻ tuổi nữa, không còn được sức sống tươi trẻ kể từ khi rơi vào chốn thanh lâu tối tăm, đau khổ. Đó là nỗi tiếc nuối đầy chua chát của người con gái tài hoa, bạc mệnh.
- Luận điểm 2: Tâm trạng của Thúy Kiều
Phân tích bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Lẽ thường, “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Đối mặt với thiên nhiên mênh mông, rợn ngợp ấy, Kiều cũng mang những tâm trạng rất riêng:
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.”
Từ láy “bẽ bàng” thể hiện sự hổ thẹn của nhân vật. Có lẽ giờ đây, trước thiên nhiên, Kiều không thể dối lòng mà quên đi hoàn cảnh của mình bây giờ. Nàng như đang tự vấn bản thân, chán nản và buồn tủi tột cùng. Vì lẽ gì, vì cớ nào nàng phải sống một đời lưu lạc, đáng thương như vậy? Không ai có thể trả lời cho người con gái ấy. Kiểu chỉ có thể “chia tấm lòng” với thiên nhiên mà thôi.
- Luận điểm 3: Nỗi nhớ của Kiều
Sau những nỗi buồn tủi riêng, Kiều mang những nỗi nhớ dành cho những người thân yêu. Nguyễn Du rất tài tình khi chỉ miêu tả tâm sự của riêng bản thân Kiều trong hai câu thơ ngắn gọn. Người con gái ấy, dù cho có lâm vào cảnh khốn cùng, cũng đặt bản thân sau tất thảy, chỉ dám than thở vài câu rồi dành trọn tâm trí cho gia đình, cho người thương.
Trước hết, Kiều nhớ tới Kim Trọng và lời thề khi xưa:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ”
Kiều đang hồi tưởng lại, nhớ lại những kỉ niệm xưa cũ. Đó là đêm thề nguyện dưới trăng, với “chén đồng” là chén rượu thề của cả hai. “Chén đồng” ấy là sự đồng lòng, đồng dạ mà nàng và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng. Lời thề ấy có trời đất chứng giám, cơ sao lại không thành mà vẫn phải chia phôi? Kiều nhớ về Kim Trọng và tưởng tượng ở nơi Liêu Dương xa xôi ấy, có lẽ chàng vẫn chưa hay nàng đã phải bán mình chuộc cha. Và có lẽ, chàng vẫn mong chờ tin tức của nàng. Kiều cảm thấy có lỗi và tự vấn lương tâm:
“Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Phân tích bài Kiều ở lầu Ngưng Bích cho thấy Tấm lòng son sắt, thủy chung của nàng với mối tình đầu đến bao giờ mới có thể “gột rửa” được? Và nàng chỉ có thể ở “bên trời góc bể bơ vơ” gửi gắm nỗi nhớ theo cơn gió dành đến người thương mà thôi. Nỗi nhớ ấy trở nên đau đáu, da diết, nhói đau trong tận tâm can.
Sau khi nhớ đến người thương, Kiều nhớ đến cha mẹ ở quê nhà. Nhớ đến Kim, nàng chỉ “tưởng” còn nhớ đến mẹ cha, nàng lại “xót” vô cùng:
“Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
Nàng xót xa khi nghĩ tới cha mẹ già đang đau yếu mà vẫn ngày ngày tựa cửa mong ngóng tin con, chờ con trở về dù là vô vọng. Nguyễn Du đã sử dụng thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” cùng điển tích “Sân Lai” để nói đến lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Nàng nhớ cha, thương mẹ, tưởng tượng ra cảnh quê nhà đã đổi thay, cha mẹ già yếu không ai chăm sóc, đỡ đần. Nỗi lòng người con sao có thể yên tâm cho được?
Cụm từ “cách mấy nắng mưa” ám chỉ thời gian dài dặc. Đã qua bao mùa mưa nắng, nàng không còn đếm nổi nữa, là từng ấy thời gian nàng xa nhà, cha mẹ đau khổ khôn nguôi. Khi nhớ về cha mẹ, nàng luôn nhớ tới công sinh thành, dưỡng dục “nhớ ơn chín chữ cao sâu”. Dù có đi đâu, có trong hoàn cảnh khổ cực thế nào, Kiều vẫn hiếu thảo, thủy chung, vị tha. Nàng luôn nghĩ cho người khác trước khi tự thương xót cho chính mình.
Ở đây, Kiều nhớ về người yêu trước khi nhớ về cha mẹ là có lí riêng của nàng. Khi đặt chung giữa hai chữ tình và hiếu, Kiều đã tạm yên với chữ hiếu. Bởi lẽ khi bán mình chuộc cha, nàng đã phần nào làm tròn đạo con, đền đáp được công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Còn với Kim Trọng, trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng rất nhiều vào Kiều. Nhưng giờ đây, tấm thân của Kiều đã hoen ố, nên nàng càng ân hận và day dứt hơn khi nghĩ tới người thương. Nàng đã không thể thực hiện được lời thề nguyện, nay bản thân lại không còn trọn vẹn, sao xứng đáng với tấm lòng của chàng Kim? Điều này đã làm nổi bật ngòi bút tinh tế của Nguyễn Du, cho thấy sự thấu hiểu của tác giả với nhân vật của mình. Đồng thời cũng làm nổi bật tài năng của tác giả với khả năng miêu tả tâm lý tài hoa, tinh tế.
- Luận điểm 4: Kiều quay về thực tại
Ở tám câu thơ cuối, Kiều đã quay trở lại với thực tại, nơi thiên nhiên cũng như đồng cảm với tâm trạng của nàng:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Điệp từ “buồn trông” thể hiện nỗi buồn của nàng giờ đây đã hòa cùng với nỗi buồn của thiên nhiên. Thiên nhiên giờ không còn êm ả nữa mà dữ dội, “ầm ầm”, như dự báo trước những biến cố đang chờ đợi nàng ở phía trước. Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, làm toát lên nỗi cô đơn, tuyệt vọng của Kiều với vận mệnh của chính mình.
Kết bài
Phân tích bài Kiều ở lầu Ngưng Bích với nghệ thuật độc đáo, ngòi bút tài tình, Nguyễn Du đã khắc họa thành công nỗi nhớ tha thiết của Kiều khi đứng trước cảnh thiên nhiên mênh mông, vô tận. Đồng thời cũng cho thấy niềm cảm thương, xót xa của tác giả với số phận éo le của con người trong xã hội bấy giờ.
>> Tham khảo: Phân tích đoạn trích “Chị Em Thúy Kiều” của Nguyễn Du