“Những ngôi sao xa xôi” là truyện ngắn viết về cuộc chiến đấu của bộ đội và thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Phân tích bài những ngôi sao xa xôi để hiểu hơn về cuộc chiến gian lao này và sự dũng cảm, tinh thần chiến đấu kiên cường của những cô gái thanh niên xung phong.
Bạn đang đọc: Phân tích bài Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê chuẩn văn mẫu
Phân tích bài những ngôi sao xa xôi chi tiết
Mở bài
Lê Minh Khuê được biết đến là một cây bút trưởng thành của văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Chủ đề nổi bật trong các tác phẩm của bà xoay quanh cuộc sống chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong. “Những ngôi sao xa xôi” được sáng tác vào năm 1971, thời điểm khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Và đây là tác phẩm xuất sắc nhất của bà, viết về cuộc sống chiến đầu của ba cô gái trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử. Với truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công hình ảnh tiêu biểu là những cô gái thanh niên xung phong yêu nước, dũng cảm và tinh thần chiến đấu kiên cường. Phân tích bài những ngôi sao xa xôi cho ta thấy rõ điều này.
Thân bài
- Luận điểm 1: Cuộc sống chiến đấu và sự dũng cảm, kiên cường của ba cô gái
“Những ngôi sao xa xôi” kể về ba cô gái: Nho, Thao, Phương Định; họ đều là những cô gái còn rất trẻ. Cả ba sống và chiến đấu trên “một cái hang lớn dưới chân cao điểm”, nằm ở vùng trọng yếu của tuyến đường Trường Sơn đang đầy rẫy hiểm nguy, bởi đây là nơi tập trung nhiều nhất bom đạn của Mỹ.
Nơi mà ba cô gái nhỏ bé sống chỉ còn lại tàn tích chiến tranh, khi đường bị đánh bom lở loét, hai bên đường chỉ còn những thân cây khô cháy, những tảng đá lớn, những thùng xăng, những chiếc xe méo mó, hoen gỉ. Quanh đây dường như không còn chút sự sống. Và qua những miêu tả của nhà văn, ta thấy được cái khốc liệt của chiến tranh và những gian lao, nguy hiểm mà con người phải trải qua.
Công việc của ba cô gái rất nguy hiểm. Họ phải quan sát việc ném bom của địch và sau mỗi lần địch ném bom họ phải lao ra để đo khối lượng đất đá bị đào xới, đếm những quả bom còn chưa nổ và tiếp đó sẽ phá bom. Vâng, là phá bom. Công việc tưởng như chỉ có những chàng trai khỏe mạnh mới làm được, thì ba cô gái lại đối diện mỗi ngày. Họ thường xuyên đối mặt với cái chết và việc bị bom vùi trở thành chuyện bình thường. “Có khi bò lên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng lóa trên gương mặt lem luốc” . Công việc này đòi hỏi những cô gái phải thật sự dũng cảm và tinh thần vững chãi.
- Luận điểm 2: Những nét tính cách chung và riêng của ba cô gái
Cuộc sống chiến đấu giữa núi rừng nguy hiểm nhường vậy, nhưng những cô gái chưa một lần bỏ cuộc, bởi chiến đấu là lẽ sống dân tộc và cũng là lẽ sống của mỗi cá nhân. Để có thể mỗi ngày đối mặt với khó khăn, thậm chí là cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào, các cô gái đều mang trong mình những điểm chung của người thanh niên đảng cộng sản, của người thanh niên yêu nước.
Trước tiên, họ là những người có tinh thần trách nhiệm cao với những nhiệm vụ được giao. Chỉ cần có lệnh là lên đường, trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm hoàn thành việc phá bom mở đường cho những đoàn xa ra tiền tuyến và trở về an toàn. Họ dốc hết tinh thần và sức lực vào công việc, khi phá bom họ chỉ có một mối quan tâm duy nhất, là làm cách nào để bom nổ.
Cùng với tinh thần trách nhiệm, ba cô gái cũng vô cùng gan dạ và dũng cảm. Sống giữa bom đạn chiến tranh, cái chết không từ một ai mà ập đến bất cứ khi nào, nhưng với họ, cái chết là khái niệm mơ hồ. Bởi vậy, họ không xem cái chết là nỗi sợ để rồi lo lắng, ám ảnh. Với Thao, cô rất gan dạ và “phải phát bực về cái tính bình tĩnh đến lạ của chị”. Nho cũng vậy, cô bình tĩnh đến mức khi máu thấm ra đỏ đất, vẫn không kêu một tiếng, cũng không cho ai được khóc hay gọi về cho đơn vị. Còn Phương Định, dù giữa khoang đất của địch, vẫn gan dạ nhất định không chịu đi khom.
Và trong hoàn cảnh sống ấy, điều quý giá hơn cả là tình cảm đồng đội gắn bó giữa ba cô gái. Tình cảm ấy là sự chân thành, sự hy sinh, sự giành việc nguy hiểm, gian khó về mình. Mỗi khi ai đó đi trinh sát trên điểm cao chưa về, người ở lại cũng lo lắng khôn nguôi. Và tình huống Nho bị thương, Phương Định và chị Thao luôn ở cạnh đồng đội rồi luống cuống không ngăn được nước mắt chính là biểu hiện cho tình đồng đội đáng quý ấy.
Nhưng dù can trường, gan dạ, dũng cảm và ngày ngày đối mặt nhiều khó khăn, ba cô gái vẫn có những nét hồn nhiên, những điều rất con gái. Giữa chiến trường khói lửa, họ vẫn thích làm đẹp. Nho thì thích thuê thùa, Thao rất chăm chép các bài hát, còn Phương Định vẫn thường ngắm mình trong gương, rồi ngồi bó gối mơ màng và ca hát. Dương như bom đạn ác liệt cũng không thể lấy đi sự mơ mộng, tinh thần lạc quan, yêu đời của những cô gái trẻ. Trong những lúc tình hình tạm yên ắng, họ cũng thường nhớ về gia đình, ngồi nhìn những cơn mưa đá mà nhớ quê hay những kỉ niệm tuổi thơ.
Phân tích bài những ngôi sao xa xôi ta dễ nhận ra rằng, ba cô gái gắn bó với nhau xuất phát từ việc cùng chung nhiệm vụ, chung lý tưởng chiến đấu và đều là những cô gái tuổi đời còn trẻ và hồn nhiên, mơ mộng. Nhưng mỗi cô gái cũng có những nét cá tính riêng, mà nhờ đó tác phẩm của Lê Minh Khuê thêm phần sống động.
Nho thì tính cách hồn nhiên, lãng mạn. Cô thích ăn kẹo, thích tắm suối và có dáng vẻ nhỏ bé và như tác giả ví dịu dàng “mát mẻ như một cây kem”. Còn chị Thao là tổ trưởng, là người lớn tuổi nhất và cũng là người có nhiều trải nghiệm của tuổi trẻ. Chị có “đôi lông mày tỉa nhỏ như cái tăm, áo lót cái nào cũng thêu chỉ màu.” Thao có những nét tính cách thú vị, trong việc rất cương quyết, táo bạo nhưng chị lại là người rất sợ máu và vắt. Điều này càng làm cho tác phẩm trở nên chân thực hơn, bởi dù có bản lĩnh đến đâu, người con gái giữa chiến trường ác liệt cũng có sự yếu đuối và nhút nhát.
Còn Phương Định, nhân vật chính của truyện ngắn, là cô gái rất xinh đẹp, đời sống nội tâm cũng rất phong phú. Cô hồn nhiên, mơ mộng và vẫn giữ mãi những kỉ niệm thiếu nữ hồi sống ở thành phố.
Chính những nét tính cách riêng, đẹp đẽ, đáng yêu của ba cô gái mà tác phẩm trở nên sinh động, tự nhiên và bình dị biết bao. Và phân tích bài những ngôi sao xa xôi có thể nhận định rằng, họ là những con người thật, thực hiện những công việc thật giữa bão đạn chiến tranh đã bước vào tác phẩm của Lê Minh Khuê.
- Luận điểm 3: Ý nghĩa của nhan đề truyện ngắn
Một tác phẩm thành công không chỉ được đánh ở giá trị nội dung, mà một nhan đề tương xứng với nội dung mới làm nên tác phẩm xuất sắc hơn cả. Và nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” là một nhan đề như thế.
Trước hết, nhan đề tả thực về hình ảnh những vì sao nhỏ, đang lấp lánh ở phía kia bầu trời. Nhưng khi phân tích bài những ngôi sao xa xôi, ta sẽ thấy, hình ảnh ngôi sao xuất hiện nhiều trong tác phẩm và mang một tầng nghĩa khác. Ngôi sao ấy là ngôi sao vàng trên mũ của các chiến sĩ, là ngôi sao ở thành phố và cả những ngôi sao trong truyện cổ tích.
Tiếp theo, nhan đề mang ý nghĩa biểu tượng cho hình ảnh, vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung quanh bé nhỏ tuổi đời còn trẻ, đầy mơ mộng và luôn sáng rực phẩm chất cách mạng. Cái từ “xa xôi’ có thể hiểu chính là nơi cao điểm mà các cô gái đang chiến đấu. Đồng thời, những cô gái nhỏ bé, khiêm nhường ấy cũng chính là những ngôi sao đang sáng lấp lánh giữa núi rừng Trường Sơn.
Kết luận
Cùng với hình tượng nhân vật tiêu biểu, “Những ngôi sao xa xôi” còn thành công nhờ nghệ thuật trần thuật đặc sắc, lời văn dung dị mà thấm đẫm cảm xúc. Tác phẩm tái hiện hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong mơ mộng, nữ tính nhưng vô cùng can trường, gan dạ. Ba cô gái là đại diện cho con người, cho tinh thần yêu nước, tinh thần kháng chiến của thế hệ thanh niên nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.