Bài thơ “Ảnh Bác” được nhà thơ Trần Đăng Khoa viết khi mới 8 tuổi. Phân tích bài thơ ảnh bác để thấy chân dung Bác Hồ được miêu tả và cảm nhận ra sao dưới con mắt của một câu bé 8 tuổi.
Bạn đang đọc: Phân tích bài thơ Ảnh bác của Trần Đăng Khoa đầy xúc động
Phân tích bài thơ ảnh bác chi tiết
Không chỉ là vị lãnh tụ đáng kính với tài quân sự, tài đàm phán, tài văn chương và luôn đồng cảm, tình thương cho đồng bào; Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân vật hiếm hoi trong lịch sử luôn dành tình yêu thương đặc biệt cho trẻ em và đặc biệt, trong tâm thức của trẻ nhỏ, Bác Hồ hình tượng muôn vàn kính yêu. Điều này được thể hiện qua hai câu hát: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng/ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam”.
Mở bài
Tình cảm của trẻ thơ đối với Bác Hồ là tình cảm thiêng liêng nhất. Dù những em bé chưa từng gặp Bác Hồ, cũng luôn biết được rằng, Bác là người đáng kính, là linh hồn của dân tộc Việt Nam.
“5 điều Bác Hồ dạy” cho đến ngày nay vẫn là một trong những bài học đầu đời của trẻ khi vắt đầu đi học. Tình cảm thiêng liêng, chân quý của trẻ thơ dành cho Bác đã trở thành đề tài sáng tác thơ, nhạc cho nhiều nghệ sĩ và thay lời trẻ thơ bày tỏ tình cảm chân thành, kính yêu với Bác. Và trong số đó, không thể không kể đến nhà thơ Trần Đăng Khoa. Bài thơ lục bát “Ảnh Bác” của ông là bài thơ tiêu biểu mà nhiều thế hệ thiếu nhi thuộc lòng. Phân tích bài thơ ảnh bác sẽ thấy được tình cảm bao la nhưng gần gũi, chân thành mà trẻ thơ dành cho Bác.
Thân bài
Như đã nói, bài thơ Ảnh Bác được Trần Đăng Khoa viết khi ông mới 8 tuổi. Bài thơ sau đó được đăng lần đầu tiên trên báo Thiếu niên Tiền Phong. Mở đầu bài thơ là bức tranh gần gũi, thân thuộc trong các gia đình nông thôn vùng Bắc Bộ:
Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Người Việt Nam, từ già tới trẻ, từ người lớn đến bé thơ không ai không dành sự kính danh cho Bác Hồ – người đã mang đến ánh sáng cho dân tộc, dẫn lối giúp nhân dân thoát khỏi xiềng xích nô lệ. Và nói đến Hồ Chí Minh là nói đến cuộc cách mạng của giai cấp vô sản. Sự ra đi của bác Hồ để lại niềm tiếc thương vô vàn trong nhân dân. Và để thể hiện niềm kính yêu và lòng biết ơn vô hạn đối với Người, mỗi gia đình ở vùng Bắc Bộ thời ấy đều treo ảnh Bác Hồ cùng với lá cờ đỏ sao vàng. Khi phân tích bài thơ ảnh bác người lớn có thể giải thích cho trẻ điều này.
Nhưng với cậu bé 8 tuổi Trần Đăng Khoa, có lẽ việc tại sao nhà nhà đều treo ảnh Bác không phải là điều đáng quan tâm, bởi mỗi đứa trẻ khi sinh ra và nhận biết xung quanh đều hiểu, Bác Hồ là người đáng kính dù chúng chưa biết Người là ai. Bởi vậy, dường như mọi sự chú ý của cậu bé đều dành cho việc quan sát chân dung Bác trong bức ảnh. Cậu bé phát hiện ra rằng:
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Phân tích bài thơ ảnh bác có thể thấy, bức ảnh treo trong nhà tưởng như chỉ là bức hình chân dung, chụp lại gương mặt Bác, nhưng với cậu bé 8 tuổi thì bức ảnh thật sống động. Chỉ với câu thơ lục bát, Người đã hiện lên rất đỗi hiền từ, mỗi ngày Bác đều “mỉm cười” và theo dõi từng trò chơi, từng hoạt động của “chúng cháu”. Và nhìn vào gương mặt Người, ánh mắt Người, trẻ nhận ra vẻ hiền từ, âu yếm ấy nên cảm thấy gần gũi và đem những điều nhỏ bé ở sân vườn để kể cho Bác nghe:
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Con gà, quả na là những hình ảnh quen thuộc của vùng quê Bắc Bộ, là những điều gần gũi với những em bé. Và cậu bé 8 tuổi ngày ấy đã mang ra thủ thỉ, tâm tình cho Bác nghe. Sự hồn nhiên, chân thật của cậu bé chưa một lần được gặp Bác mà thân thiết gần gũi như vậy, dù chỉ là “ảnh Bác” cho thấy tình cảm tự nhiên mà mênh mông của Bác dành cho thiếu nhi nhiều ra sao.
Và hơn hết, không chỉ gần gũi với trẻ thơ, Bác Hồ còn dành cho trẻ những lời khuyên bảo với tinh thần “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” để giúp trẻ rèn luyện tinh thần tự giác, tinh thần giúp đỡ cha mẹ, mọi người xung quanh. Trong giai đoạn chiến tranh nguy hiểm, Bác dặn những em bé phải cảnh giác khi thầy “tàu bay Mỹ. Với những cảm nhận và được cha mẹ kể chuyện về Bác, cậu bé viết khổ thơ cuối:
“Em nghe như Bác dặn lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau quét bếp đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi
Cuộc chiến chống giặc Mỹ ác liệt, Hà Nội bị ném bom tàn phá; những trái tâm hồn trẻ thơ dù còn non nớt những đã ý thức được lời Bác dạy. Trong những năm chiến tranh, ở các gia đình, bố mẹ vừa là chiến sĩ nhưng cũng là hậu phương thì các em thiếu nhi cũng có vai trò không nhỏ trong việc giúp đỡ bố mẹ chăm lo việc nhà. Như lời Bác dạy, “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, trẻ có thể trồng rau, quét bếp rồi đuổi gà. Đặc biệt, trẻ biết tìm nơi trú ẩn khi thấy máy bay Mỹ xuất hiện, để được an toàn và cũng để bố mẹ an tâm vững lòng chiến đấu.
Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại không phải chỉ vì dành cả cuộc đời để cứu nước, cứu dân mà vì tình yêu thương bao la của bác dành cho đồng bào, đặc biệt là các bạn nhỏ. Sinh thời, dù Bác rất bận bịu nhưng vẫn luôn dành một khoảng thời gian đến hỏi thăm và chơi cùng các em nhỏ. Và Tết trung thu năm nào Bác cũng gửi thư và gửi quà động viên các cháu thiếu nhi. Tình yêu thương bao la, sự quan tâm hết lòng ấy được cậu bé 8 tuổi Trần Đăng Khoa thấu hiểu và viết nên hai câu thơ cuối:
Bác lo bao việc trên đời
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em”
Các em thiếu nhi biết rằng, Bác bận rộn lắm với biết bao công việc phải lo toan, nhưng Bác vẫn dành tình yêu thương, “mỉm cười với em” dù trăm công nghìn việc.
Kết luận
Bài thơ “Ảnh Bác” được viết với thể thơ lục bát dễ thuộc dễ nhớ và dưới mắt nhìn ngây thơ ngộ nghĩnh của cậu bé 8 tuổi. Bài thơ đơn giản, không đưa đẩy như chính tình cảm chân thành mà cậu bé Trần Đăng Khoa thưở ấy nói riêng và trẻ em Việt Nam nói riêng dành cho Bác. Phân tích bài thơ ảnh bác ta dễ hiểu tại sao bài thơ đã được độc giả biết bao thế hệ ghi nhớ, thuộc lòng và cũng là bài thơ tiêu biểu trong kho tàng các tác phẩm viết về Bác Hồ.
>> Xem thêm: Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu chi tiết