Phân tích bài thơ Bác ơi – Bài điếu văn bi hùng của nhà thơ Tố Hữu

“Bác ơi” là bài thơ và là tiếng người ra đi. Phân tích bài thơ bác ơi để hiểu thêm về tấm lòng vĩ đại, sự hy sinh to lớn của bác Hồ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Qua đó cũng thấy được sự trân kính của Tố Hữu dành cho Bác.

Bạn đang đọc: Phân tích bài thơ Bác ơi – Bài điếu văn bi hùng của nhà thơ Tố Hữu

Phân tích bài thơ bác ơi chi tiết

Mở bài

Phân tích bài thơ bác ơi – Vào chiều ngày 2 tháng 9 năm 1969, Tố Hữu khi đang đang ở bệnh viện trong đợt điều trị bệnh thì nghe tin bác Hồ mất. Sau đó ông vội đến ngôi nhà sàn thân quen, đơn sơ, nơi Bác từng ở. Và trong cái đêm mà bác Hồ đã ra đi, trời mưa tầm tã, lòng nhà thơ nặng trĩu và đã sáng tác bài thơ “Bác ơi”.

Với Xuân Diệu, bài thơ là “bài điều văn bi hùng” về người lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Bài thơ thể hiện rõ nỗi đau thương, mất mát trước sự ra đi của Bác; đồng thời bài thơ cũng là sự bao quát về phẩm chất, về sự cao cả của Người. Phân tích bài thơ bác ơi để thấy được sự bi hùng ấy.

Thân bài

Bài thơ bao gồm 13 khổ, trong đó 4 khổ thơ đầu thể hiện niềm đau thương mất mát của tác giả, của dân tộc trước sự ra đi của Bác Hồ. 6 khổ thơ sau là sự khái quát về hình tượng cao đẹp của Người và 3 khổ thơ cuối là lòng biết ơn của tác giả và cũng là của toàn dân với Bác.

  • Luận điểm 1: Nỗi đau xót trước sự ra đi của Bác

Không cần mở đầu, không cần giới thiệu, ngay đầu bài thơ Tố Hữu đã trực tiếp nhắc đến nỗi đau khi mất Bác. Bác đi vào giấc thiên thu, cả đất nước bao trùm bởi không khí đau buồn. Hai câu thơ đầu khi đọc người đọc dễ thấy sự bi hùng trong đó. Không bi hùng sao được khi mà cả nước ai ai cũng khóc thương người. Và dường như cảm thương trước cảnh Bác mất, trời cũng thương xót mà tuôn mưa.

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa…

Bác ra đi để lại nỗi trống vắng, bơ vơ cho người ở lại. Cái dáng dấp của nhà thơ Tố Hữu khi trở về căn nhà của Bác trông thật thẫn thờ, tội nghiệp.

Con lại lần theo lối sỏi quen

Đến bên thang gác đứng nhìn lên

Chuông ôi, chuông nhỏ còn reo nữa?

Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai

Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!

Với đoạn thơ này, Tố Hữu đã sử dụng bút pháp thơ quen thuộc của thơ ca truyền thống. Đó là gửi tâm trạng mình vào cảnh vật. Qua ngoại cảnh, tâm trạng của người viết hiện lên rõ nét, ở đây là niềm thương, sự hụt hẫng khó bù đắp khi mất Bác.

Ngoài ra, ngôn ngữ đối thoại nội tâm trong bài thơ giúp nhân vật trữ tình của bài thơ hiện lên tự nhiên, chân thực và thật gần gũi. Cũng bởi vậy, bởi được đối diện với nội tâm mình, mà những dòng thơ thương Bác, nhớ Bác đong đầy cảm xúc.

Có lẽ không gì diễn tả được tâm trạng thảng thốt, không thể tin được cái tin sét đánh ấy. Dường như sự ra đi của Bác cũng khiến cảnh vật ngơ ngác và mọi sự thơm ngọt, đẹp đẽ của cuộc sống không còn ý nghĩa khi Bác đi. Bác ra đi nghĩa là “Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!”, mọi thứ đều im ngắt, đều u tối. Khi ngoài kia, mùa thu chiến thắng đang rộn ràng nhưng lòng người lại đối lập, chỉ thấy đau buồn, mất mát. Dường như khi cuộc đời càng đẹp đẽ, càng tràn đầy hi vọng thì sự ra đi của Bác càng thêm đau xót.

  • Luận điểm 2: Hình tượng cao cả của người lãnh tụ vĩ đại

Thăm lại nhà Bác, đến dạo trên con đường sỏi, đứng bên phòng của Bác, nỗi nhớ Bác cùng niềm xót thương tạm nguôi; Tố Hữu liền nhớ đến chân dung Người, người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi

Năm canh bớt nặng nỗi thương đời

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người…

…Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

Mong manh áo vải hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

“Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi/Năm canh bớt nặng nỗi thương đời”. Bác đến với đời là để giúp dân, cứu nước. Suốt cả cuộc đời Bác chưa từng được thảnh thơi, chịu biết bao khổ ải, năm canh luôn nặng lòng “nỗi nước nhà”.

Thế mà, như Bác từng tâm sự cùng nhà thơ, rằng:

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau

Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu

Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ

Cho hôm nay và cho mai sau…

Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già.

Phân tích bài thơ bác ơi một lần nữa ta thấy được rằng, vị lãnh tụ kính yêu có bap phẩm chất cao đẹp, nhưng hơn tất cả, điều làm sự vĩ đại và còn mãi với non sống của Người chính là tình yêu thương và đức hi sinh. Bác quan tâm từng người, từng lứa tuổi theo cách khác nhau: sữa để em thơ, lụa tặng già. Nhưng không chỉ có tình nhân ái cụ thể ấy, Bác còn lo việc lớn, còn trăn trở với vận mệnh khổ đau của nhân loại, của “nỗi năm châu” – lúc bấy giờ là sự đứt gãy của phong trào cộng sản thế giới.

Việc so sánh tấm lòng của Bác bao la như lòng mẹ đã thể hiện hình tượng vị lãnh tụ vừa gần gũi vừa có tình thương cao cả. Và những dòng thơ cô đọng mà dạt dào cảm xúc của Tố Hữu đã khái quát lí tưởng sống của Bác. Và lối sống của Bác thật khiến ai cũng phải thán phục và ngưỡng mộ trong lòng.

Bác sống như trời đất của ta” , là Bác luôn sống hòa nhập với thiên nhiên, không chỉ yêu thương con người, bác còn ứng xử phù hợp với tự nhiên. Điều này phải khẳng định rằng, Bác đã đạt đến sự cao sâu của kiếp người. Bác hiểu cái lẽ con người luôn nhận được nâng đỡ của tự nhiên. Bởi vậy mà bác luôn sống lạc quan, luôn yêu đời.

Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch chẳng vàng son

Mong manh áo vải hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi giữa lối mòn.

Và với thế hệ mai sau, Bác để lại tình thương lan tỏa non sông. Bác đã sống suột một đời tận tụy hy sinh vì nước, vì dân. Hi sinh đến quên mình. Nhưng thử hỏi có vị lãnh tụ nào như Bác, người đứng đầu một đất nước mà sống đạm bạc, giản dị, thanh sạch và cao khiết đến thế.

Phân tích bài thơ bác ơi của Tố Hữu ta cũng một lần nữa cảm phục rằng, Bác là biểu tượng về con người Việt Nam cao đẹp nhất, vĩ đại nhất và luôn sống mãi với non sông dân tộc, sống mãi trong lòng dân.

  • Luận điểm 3: Lòng biết ơn Bác và niềm tin vào tương lai dân tộc

Ba khổ thơ cuối bài thơ “Bác ơi” sáng lên niềm tin của Tố Hữu về tương lai. Khi nỗi đau buồn, sự tiếc nhớ với bác có chút khuây khỏa, nhà thơ trở nên lạc quan về con đường phía trước. Dù Bác đã ra đi, nhưng tư tưởng của Bác đã ăn sâu vào tiềm thức dân tộc và Bác vẫn luôn ở đó, dẫn lối cho nhân dân, cùng tiến lên chiến thắng cả thù, xây dựng đất nước:

Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác-Lê nin thế giới Người Hiền

Ánh hào quang đỏ thêm sông núi

Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

Và tất nhiên, tiếng lòng của nhà thơ và cũng là nỗi niềm của toàn dân, rằng “chúng con” sẽ nguyện đi theo lí tưởng mà Bác đã chọn, sẽ tiếp tục cuộc hành trình Bác đã nhọc công, nhọc lòng gầy dựng. Và trong cuộc hành trình tiếp sau này, “chúng con” có then sức mạnh khi nghĩ rằng Bác vẫn luôn bên cạnh, luôn đồng hành:

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

Nếu phần đầu bài thơ nỗi buồn nặng trĩu, đoạn thơ giữa là tôn kính thì đoạn thơ cuối mang âm hưởng sâu lắng. Lúc này tình thương, niềm đau đã đọng kết lại thành trí tuệ và nguyện theo chân lí của Người. Bởi “Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn.” Người dù đã ra đi nhưng tình thương, sự vĩ đại và cao cả của người sẽ trường tồn với sự nghiệp cách mạng, sự lớn mạnh của dân tốc.

Kết luận

Phân tích bài thơ Bác ơi mới thấy, thật không quá khi Xuân Diệu nói rằng, “Bác ơi” là “bài điếu văn bi hùng”. Và phải công nhận rằng, với bài thơ thể hiện đủ niềm xót xa, sự tôn kính và niềm tin với Bác đã làm cho Bác – con người vĩ đại nhất của dân tộc trở thành bất tử.

>> Xem thêm: Phân Tích Bài Thơ Viếng Lăng Bác Của Tác Giả Viễn Phương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *