Phân tích bài thơ Bình Ngô Đại Cáo để hiểu được sự bất hủ và hùng tráng của bản tuyên ngôn độc lập đanh thép này. Tham khảo ngay bài văn mẫu chi tiết nhất giúp bạn làm trọn mọi đề liên quan đến bài thơ Bình ngô đại cáo.
Bạn đang đọc: Phân Tích Bài Thơ Bình Ngô Đại Cáo Chi Tiết 2 Đoạn Đầu
Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập khẳng định chủ quyền của đất nước Đại Việt. Để phân tích bài thơ Bình Ngô Đại Cáo, ta cần hiểu nó là luận văn chính trị chặt chẽ tổng kết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Từ đó cho thấy tinh thần yêu nước và nhận thức sâu sắc về dân tộc, tạo nên khí phách Việt Nam.
Phân tích bài thơ Bình Ngô Đại Cáo
Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài hoa với sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Ông viết Bình Ngô Đại Cáo để tuyên bố cho toàn dân về thắng lợi kháng chiến chống giặc Minh. Nó được coi là “thiên cổ hùng văn” thể hiện chủ quyền tự do bờ cõi của dân tộc Việt Nam.
Bình Ngô Đại Cáo đầy đủ gồm có 4 phần. Từ nên lên những ý luận chính trị, tố cáo tội ác của giặc đến mô tả quá trình khởi nghĩa và tuyên bố chiến thắng. Dưới đây là phần phân tích bài thơ quá 2 phần đầu:
- Luận điểm 1: Khẳng định lý tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến và truyền thống bất khuất của dân tộc
Mở đầu, Nguyễn Trãi đã khẳng định lý tưởng của cuộc kháng chiến Lam Sơn. Nó không giống với cuộc chiến của quân Minh – cuộc chiến xâm lược. Cuộc khởi nghĩa của chúng ta là chính nghĩa để bảo vệ nền độc lập tự do, tự chủ. Ông nêu lên tiền đề lý luận chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa qua 2 câu thơ đầu:
“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo bạo ”
Từ “nhân nghĩa” là phạm trù tư tưởng của Nho giáo. Nó dùng để chỉ về mối quan hệ giữa con người với nhau trên cơ sở đạo lí và tình thương. Còn “Nhân nghĩa” trong quan niệm của Nguyễn Trãi là sự kế thừa và phát triển của tư tưởng Nho giáo. Nó thể hiện mong muốn “yên dân” – làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, hạnh phúc. Cụ thể hóa ra nó chính là phải diệt trừ bạo tàn để bảo vệ bình yên – chính là vì dân diệt quân xâm lược.
Nét nghĩa của Nguyễn Trãi rất mới mẻ và thể hiện lập trường của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Khác với sự gian trá và bạo tàn của giặc Minh, cuộc chiến của chúng ta là lấy chính nghĩa địch phi nghĩa. Từ đó tạo nên cơ sở lý luận vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – là vì dân diệt bạo.
“ Như nước Đại Việt ta từ trước
… Song hào kiệt thời nào cũng có”
Để khẳng định cho lý luận trên là đúng, Nguyễn Trãi đã xác định tư cách độc lập của nước Đại Việt. Ông đưa ra hàng loạt dẫn chứng thuyết phục từ chính trị, địa lý đến văn hóa. Nước Đại Việt ta có nền văn hiến lâu đời và cương vực lãnh thổ riêng biệt. Văn hóa, phong tục bản sắc qua các triều đại của nước ta là nét riêng, thể hiện chủ quyền và độc lập. Bằng chứng là lý lẽ được đưa ra xuyên suốt qua các triều đại lịch sử Triệu, Đinh, Lý, Trần, hào kiệt đời nào cũng có. Đồng thời đặt ngang hàng triều đại của nước ta với của Trung Hoa dễ nâng tầm chủ quyền dân tộc.
“Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
…. Chứng cứ còn ghi.”
Tác giả đã đưa ra kết cục của của những kẻ chống lại chân lý Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã,…như lời cảnh cáo đanh thép đối với những kẻ có ý đồ xâm lăng. Nguyễn Trãi dùng các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên. Càng phân tích bài thơ Bình Ngô Đại Cáo, ta càng nhân thức được về sự khẳng định chủ quyền cao độ của tác giả. Đồng thời cho ta cảm thấy niềm tự tôn dân tộc về những thắng lợi vẻ vang trong lịch sử.
- Luận điểm 2: Soi chiếu lý luận vào thực tiễn để thấy rõ tội ác của quân giặc
Tác gia Nguyễn Trãi sử dụng lập luận vô cùng chặt chẽ. Sau khi khẳng định lý luận chính nghĩa của cuộc chiến, ông đưa ra tội ác của giặc Minh trong thực tế. Từ đó chứng minh tiền đề trên lý luận phù hợp với thực tiễn. Đồng thời liệt kê tội ác quân địch để nhấn mạnh chân lý giặc đến nhà phải đứng lên chiến đấu.
“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
… Bọn gian tà bán nước cầu vinh”
Nguyễn Trãi liệt kê tội ác của quân xâm lược vạch trần thủ đoạn cướp nước của giặc Minh. Chúng dùng chiêu bài “phù Trần diệt Hồ” để gây chiến tranh xâm lược nước ta. Chúng khiến con dân ta đau thương, sống trong cảnh khốn khổ lầm than:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Nguyễn Trãi sử dụng phép liệt kê liên tiếp tố cáo tội ác dã man của quân giặc. Từ đó gợi lên sự chân thực và sinh động về nỗi đau khổ của người dân. Bị vơ vét tài sản, hành hạ, bóc lột thuế khóa, đói khổ cực cùng không bằng con trâu, cái kiến. Từ đó thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với người dân và nói lên sự căm phẫn đối với kẻ thù.
Sau khi phân tích bài thơ Bình Ngô Đại Cáo ở những khổ thơ trên, ta có thể hiểu được lòng căm thù sâu sắc của người dân. Nguyễn Trãi sử dụng hình ảnh phóng đại để nói về tội ác tày trời của giặc Minh. “trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”. Kết hợp với câu hỏi tu từ “lẽ nào…chịu được” để khẳng định tội ác không thể dung thứ của giặc.
Từ đó cho thấy rõ lập trường và thái độ căm phẫn, uất nghẹn không bao giờ tha thứ của nhân dân. Đây chính là bản cáo trạng đanh thép nhất về tội ác của lũ giặc xâm lược cướp nước.
Kết bài
Trong phần kết bài phân tích bài thơ Bình Ngô Đại Cáo, cần khái quát lại nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời có thể liên hệ với bài thơ“Nam quốc sơn hà” và Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của của Hồ Chí Minh.