Phân tích bài thơ đàn ghita của lorca thanh thảo ta thấy sự mới mẻ, sáng tạo của thể loại thơ tự do và yêu mến vẻ đẹp của cuộc đời người nghệ sĩ Lorca.
Bạn đang đọc: Phân tích bài thơ đàn ghita của lorca thanh thảo
Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ và là nhà thơ nổi bật với tư duy thơ sáng tạo. Ông mang đến cho nên văn học cái chất hiện đại, tự do thông qua hình ảnh thơ và ngôn từ mới mẻ. Phân tích bài thơ đàn ghita của lorca thanh thảo ta sẽ thấy đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ Thanh Thảo.
Thân bài
Phân tích bài thơ đàn ghita của lorca thanh thảo chi tiết
Mở đầu bài thơ, Thanh Thảo viết lên di nguyện: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Có thể nói, đây là một di nguyện thiêng liêng của người nghệ sĩ làm tất thảy vì nghệ thuật và đấu tranh chống phát xít. Đồng thời, cây đàn vốn là gắn với giây phút cuối cùng của Lorca. Và chính cái chết và những tài năng, phẩm chất của anh đã gặp hồn thơ Thanh Thảo, nên tác phẩm thơ tuyệt đẹp đã ra đời.
Phân tích bài thơ đàn ghita của lorca thanh thảo ta thấy một điểm đặc biệt, đó là đầu mỗi dòng thơ không viết hoa, tựa như toàn bài thơ là dòng cảm xúc liền mạch chìm đắm không có điểm dừng. Cái tài hoa, sáng tạo ở Thanh Thảo là mang đến cảm giác như đang nghe một bản đàn với âm thanh “li-la” ngân vang mãi không thôi.
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chuếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Ngay từ những câu thơ đầu, ta đã thấy một sức gợi mạnh mẽ của những hình ảnh thơ. Đọc lên ta không khỏi liên tưởng đến đất nước Tây Ban Nha với tiếng đàn ghita, những vũ khúc Flamenco cháy bỏng, say đắm và những miền thảo nguyên bao la, những trận đấu bò kịch liệt, rực lửa.
Luận điểm 1: Vẻ đẹp ngời sáng, say mê cuộc đời nhưng số phận trắc trở của người nghệ sĩ Lorca
Qua đoạn thơ ta còn như thấy giữa nắng gió bao la, người nghệ sĩ Lorca hiện lên ngời sáng và say mê cuộc đời. Hình ảnh “tiếng đàn bọt nước” thể hiện sự chuyển đổi cảm giác, từ thính giác sang thị giác. Thế nào là tiếng đàn bọt nước? Bọt nước phải chăng nói lên dự báo về số phận trắc trở của cuộc đời người nghệ sĩ. Phân tích bài thơ đàn ghita của lorca thanh thảo ta thấy, ngay sau tiếng đàn bọt nước là áo choàng đỏ gắt, là hình ảnh thể hiện trận đấu bò sinh tử ở đất nước Tây Ban Nha.
Chiếc áo choàng đỏ gắt ấy mang một tầng nghĩa sâu xa hơn đó là ám chỉ nền chính trị độc tài bấy giờ đã kiềm hãm và phá hoại sự phát triển nền nghệ thuật. Cuộc đấu bò này không phải đơn thuần là một chiến sinh tử mà là cuộc chiến giữa khát vọng dân chủ của nhân dân và với nền chính trị độc tài. Còn trên phương diện nghệ thuật, cuộc xung đột này là giữa khát vọng cách tân, đổi mới của nhà thơ với nền nghệ thật đã già cỗi, bảo thủ, lạc hậu.
Hiện thực căng thẳng của cuộc chiến ấy tiếp sau liền được xoa dịu bởi âm thanh “li-la li-la li-la” của tiếng đàn. Âm thanh trong trẻo như đang hòa quyện cùng mùi hương dìu dịu của hoa Lila, tạo vẻ đẹp trong thuần giữa cảnh chết chóc. Lúc này, đấu trường khốc liệt ấy phải nhường chỗ cho cái đẹp, cho nghệ thuật thăng hoa. Và người đọc lúc này cũng như đang say đắm, dõi theo người nghệ sỹ “lang thang về miền đơn độc”. Mà lang thang với “vầng trăng”, “yên ngựa”, thật lãng mạn biết bao.
Hình ảnh chàng kị sỹ trên lưng ngựa với những bản đàn phiêu bồng, say đắm ta thường bắt gặp trong thơ của Lorca. Và trong thơ Thanh Thảo, Locra lại hiện lên với dáng vẻ chuếnh choáng, phiêu lãng. Nhưng cái say xưa này ở Lorca là hồn say của người nghệ sĩ cao đẹp trong cuộc đấu tranh sáng tạo nghệ thuật chứ không phải cái say của kẻ tầm thường. Lorca lại cô đơn, độc hành trong cuộc đấu tranh này, nhưng chàng không từ bỏ đấu tranh, như chính Lorca viết trong thơ mình, chàng vẫn luôn “Mãnh liệt như trăm ngàn sư tử/Vững chắc như cẩm thạch”.
Luận điểm 2: Sự ra đi vì chiến đấu cho nghệ thuật của Lorca
Phân tích bài thơ đàn ghita của lorca thanh thảo ta thấy, trong cuộc chiến đấu cho nghệ thuật, càng chiến đấu chàng càng say mê đàn ca. Nhưng người nghệ ấy là một “thiên bạc mệnh”. “Đường chỉ tay đã đứt” nghĩa là chàng nghệ sĩ du ca Lorca từ nay, phải dừng lại hành trình khát vọng nghệ thuật mới mẻ còn đang dở dang. Mà kẻ đã đánh hạ chàng là nòng súng của bọn phát xít độc tài.
Trước sự ra đi của Lorca đáng thương, Thanh Thảo đã phải thốt lên một cách sững sờ: “bỗng kinh hoàng”, bởi ông như không tin vào mắt mình. Dường như cả đất nước Tây Ban Nha, cả thế giới đều bàng hoàng, đều nín lặng khi “máu anh phun như lửa đạn cầu vồng”. Có thể thấy, Thanh Thảo đã tạo dựng cái chết của Lorca đầy bi phẫn. Cái chết tức tưởi ấy được thể hiện qua hình ảnh đối lập, một bên là hình ảnh chàng Lorca luôn tin yêu và khát vọng, lạc quan rong ruổi hát nghiêu ngao; một bên là hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ”. Đỏ vì thấm đẫm máu của Lorca.
Lorca dường như luôn dự cảm về cái chết của mình, nhưng với biết bao người yêu mến anh và cả chính anh cũng không nghĩ rằng cái chết lại đến nhanh đến thế. Chàng kiếm sĩ chiến đấu và sẵn sàng hi sinh giữa đấu trường vinh quang, nhưng lại bị kẻ thù lén lút, bất minh hành hình. Phân tích bài thơ đàn ghita của lorca thanh thảo ta thấy, dù trước cái chết, Lorca vẫn giữ tâm thế của một người anh hùng cách mạng. Vì thế chàng bình thản đi giữa pháp trường, và “chàng đi như người mộng du”. Nhưng những bước đi mộng du ấy là những bước chân anh hùng, bởi Lorca đã dành cả đời mình với tất thảy tâm hồn, tinh thần cho cuộc đấu vì nghệ thuật, vì cái đẹp, vì sáng tạo. Bởi vậy, dù Lorca hi sinh, nhưng những kẻ thất bại ê chề là bè lũ phát xít độc tại. Chúng có thể dùng thủ đoạn bất minh để hủy diệt thể xác của Lorca nhưng không thể dập tắt được tiếng đàn ngân vang, được sức sống của chàng trong đời sống.
tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy
Đọc đoạn thơ trên nghe ra một điệp khúc dồn dập, thể hiện sự bàng hoàng, căm phẫn trong tiếng đàn ghi ta. Tiếng ghi ta như không bao giờ dứt, nó kéo khúc đau thương, kéo khúc căm phẫn nhưng cũng đầy sức sống. Đặc biệt ở đây Thanh Thảo đã sử dụng phép nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để miêu tả tiếng đàn.
Ban đầu là “tiếng ghi-ta nâu”. Màu nâu là màu của cây đàn, của đất đai thân thuộc và cũng là màu da quyến rũ của những vũ nữ Digan. Và rồi chàng ngước nhìn bầu trời, bầu trời là màu xanh của yêu thương, thủy chung, khát vọng nơi có nàng Maria ở đó. Tiếp đến, là “tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy”. Màu xanh này là màu xanh của cỏ cây, của thiên nhiên, màu xanh của sự hóa thân của Lorca và tiếng đàn vào thiên nhiên giàu sức sống với thảo nguyên bao la, với những rặng oliu, những hàng bạch dương nơi Lorca đã yên nghỉ. Hai tiếng “biết mấy” nghe thật tha thiết, chứa đầy tình cảm của tác giả và tôn thêm vẻ đẹp của chàng nghệ sĩ Lorca.
Đặc biệt tiếng đàn ghi-ta không chỉ mang nhiều sắc màu mà còn rõ ràng hình khối như hình dáng sinh mệnh người nghệ sĩ. Tiếng đàn ấy vỡ òa như bọt nước vỡ tan, như tiếng kêu cứu cho nghệ thuật trước bờ vực bị hủy diệt.
tiếng ghi-ta tròn
bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy
Tiếp sau, Thanh Thảo sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh và liên tưởng để làm sống dậy không gian sinh tồn tự do, tự sinh tự mãnh liệt:
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
“Không ai chôn cất tiếng đàn”, nhưng mà có ai có thể chôn cất được tiếng đàn. Bởi tiếng đàn là một di sản của tinh thần, của đam mê, của khát vọng. Và còn bởi, tiếng đàn có sức sống hoang dại, mãnh liệt như “cỏ mọc hoang” không thể ngăn cản chúng nảy mầm rồi lớn lên. Phân tích bài thơ đàn ghita của lorca thanh thảo ta thấy câu thơ này nhằm ám chỉ sự vĩnh hằng của nghệ thuật. Lorca đã hi sinh, nhưng giá trị tinh thần ông để lại là tâm hồn nghệ thuật thật quý giá, cao đẹp của mình. Dù chàng nghệ sĩ ấy đã ra đi, nhưng những bài ca tranh đấu sẽ còn mãi hát vang trong lòng của nhân dân yêu chuộng hòa bình.
Hình ảnh “giọt nước mắt vầng trăng” thật đẹp, thật thi vị biết bao. Và có lẽ, giọt nước mắt vầng trăng chính là hiện thân của vẻ đẹp nghệ thuật, là sự kết tinh của loa động nghệ thuật chân chính. Nhưng ta cũng có thể hiểu, đó cũng chính là vẻ đẹp sáng ngời của cuộc đời, của tinh thần Lorca. Bọn phát xít ngỡ rằng đã chôn vùi Lorcar mãi mãi nơi đáy giếng tối tăm, lãnh lẽo; nhưng không ngờ rằng nơi dày lại tỏa ra vẻ đẹp tâm hồn lấp lánh như ngọc của anh.
Sau bao tranh đấu và sau sự hi sinh cao đẹp cho nghệ thuật, ở khổ cuối bài thơ, Thanh Thảo khiến người đọc nhẹ lòng khi dõi theo từng bước tự giải thoát của Lorca:
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghita màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái Digan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la
Cuối cùng, chàng nghệ sĩ phiêu lãng đã dừng bước trước dòng sông định mệnh, bởi “đường chỉ tay đã đứt”. Sinh mệnh chàng đã “sang ngang”. Tự giải thoát khỏi nhân gian nhiều tàn ác, nơi nghệ thuật bị tìm cách hủy diệt, chàng trôi trên dòng sông cùng di vật là cây đàn ghi-ta. Màu bạc của chiếc ghi-ta là tượng trưng của cõi siêu sinh hư ảo. Con thuyền là chiếc ghi-ta chở Lorca hay chở tình yêu đối với khát vọng nghệ thuật cách tân. Phân tích bài thơ đàn ghita của lorca thanh thảo ta nghe như lúc này chỉ còn vang vọng tiếng ngân vang tha thiết của tiếng đàn li-la li-la li-la .
Kết luận khi phân tích bài thơ đàn ghita của lorca thanh thảo
Có thể nói, Thanh Thảo đã rất thành công trong xây dựng hình tượng, tượng đài người nghệ sĩ Lorca với ngôn từ thơ và âm nhạc tự do, phóng khoáng, da diết. Cùng với giá trị nghệ thuật, giá trị sáng tạo trong sáng tác; Thanh Thảo đã khơi dậy tình yêu mến, lòng cảm phục của ở nhân dân đối với người nghệ sĩ Lorca và đồng thời là lòng căm thù đối với bọn phát xít bạo tàn.