Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh dưới đây rất đầy đủ ý và sâu sắc, chắc chắn sẽ giúp các bạn dễ dàng vận dụng vào việc hoàn thành bài văn tốt nhất.
Bạn đang đọc: Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh hấp dẫn nhất
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, mỗi sự khó khăn, thử thách xảy ra trong cuộc đời mỗi người đều có những lý do riêng của nó. Sướng vui, đau khổ đều do con người cảm nhận. Do vậy, không phải ai có thể tận dụng việc bị cầm tù trở thành cảm hứng để sáng tác nên những kiệt tác thơ ca như Hồ Chí Minh. Phân tích bài thơ Đi đường, tác phẩm in trong tập Nhật ký trong tù của Bác Hồ, các bạn sẽ hiểu rõ hơn điều đó.
Mở bài
Trong chương trình Ngữ văn trung học của Bộ Giáo dục, rất nhiều tác phẩm của Hồ Chí Minh được đưa vào giảng dạy. Ví dụ như Tuyên ngôn độc lập; Giải đi sớm, Ngắm trắng… Mỗi tác phẩm đều thể hiện một nét đẹp trong nhân phẩm và trí tuệ của Bác. Trong đó, bài thơ “Đi đường” là một trong những sáng tác lột tả tinh thần lạc quan, khí chất hiên ngang, bất khuất của vị lãnh tụ vĩ đại của toàn dân tộc Việt Nam:
“Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Phân tích bài thơ Đi đường, các bạn sẽ nhận ra đây là một trong số những sáng tác đặc sắc của Hồ Chí Minh in trong tập Nhật kí trong tù. Bài thơ nói về sự đọa đày mà quân giặc bắt tù nhân, mà cụ thể ở đây là Bác, phải chịu đựng đó là di chuyển liên tục từ nhà tù này sang nhà tù khác. Tuy nhiên, hình phạt ấy không những không khiến Bác nao núng, run sợ, chùn bước mà còn tạo động lực để Bác vượt qua chính mình và đã thắng cả nghịch cảnh. Bởi thế, chính trong những giây phút bị đày ải khổ cực đó, Người lại cho ra đời những áng thơ ca bất hủ và mang nhiều giá tri nhân văn, nhân đạo to lớn.
Thân bài chi tiết phân tích bài thơ Đi đường
- Luận điểm 1: Những gian lao khi đi đường núi
Phân tích bài thơ Đi đường trong câu đầu tiên, các bạn có thể thấy Bác đã nói thẳng luôn vào vấn đề đó là việc đi đường núi thật gian lao. Tuy nhiên, Bác không nói với giọng điệu kêu than, oán thán mà đó như là lời khẳng định, chiêm nghiệm suy ngẫm đầy triết lý của một người đi đường kinh nghiệm:
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”.
Nếu đọc hiểu được nguyên bản tiếng Hán của Bác, các bạn mơi cảm thấy sự sâu sắc trong lời thơ ấy. Bác nói chia sẻ một sự thật hiển nhiên đó là những ai đi đường, những người có trải qua gian lao vất vả thì mới thấu hiểu được khó khăn là gì, gian khổ ra sao. Muốn sai ở đâu, muốn biết chỗ nào chưa phù hợp, không còn cách nào khác chính bạn phải trải nghiệm để tự nhận thức bản chất sự vật, sự việc theo cách nhìn riêng và suy nghĩ riêng của bản thân. Quả thật đúng, đi đường dù ngắn hay dài, chỉ khi đi rồi mới biết đường ấy gian lao ra sao. Và câu thơ sau, miêu tả kỹ hơn, cụ thể hơn những gian lao đó là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. Ở đây, Bác đã sử dụng điệp từ “trùng san” (núi cao) như mở ra trước mắt độc giả không gian đường núi gập ghềnh, cheo leo, chênh vênh. Núi cao ấy không phải một là trải dài vô tận, nối chồng lên nhau, lớp này tiếp lớp khác không dứt. Cung đường quanh co, khúc khuỷu dốc đứng, dường như đối lập với sức người nhỏ bé, ít ỏi.
Ở hai câu đầu này, Bác không hề trực tiếp nói tới người đi đường, mà chỉ nói về phong cảnh lúc đi. Ấy thế nhưng, người đọc vẫn cảm nhận được hình ảnh người đi xuất hiện thấp thoáng. Tuy nhiên, người đi đường ở đây không phải đi với tâm thế khám phá của dân phượt, cũng chẳng phải là người thong dong đi tản bộ ngắm cảnh. Đây là cảnh tượng trước mặt một tù nhân đang trên đường chuyển lao. Con người ấy phải đeo gông trên cổ, còn chân thì mang xiềng xích. Tù nhân ấy phải chịu đói khát, lê mình lội suối vượt dốc cao, vực thẳm hiểm trở. Việc tác giả sử dụng chữ “hựu” trong câu thơ thứ hai, không chỉ hàm chí sự nối tiếp giữa các núi cao mà còn khắc họa sự vất vả của người tù. Đó là, người tù khổ sai khi chưa chịu hết khó khăn này thì lại tiếp tục chịu đựng những gian lao khác. Vậy nhưng, ý thơ không phải là lời than thở, tiếng thở dài, mà chỉ là chiêm nghiệm sống của một chiến sĩ Cách mạng chân chính đúc rút ra được trong quá trình hoạt động của mình.
- Luận điểm 2: Niềm hạnh phúc chiên thắng khi lên tới đỉnh núi
Phân tích bài thơ Đi đường, độc giả không khỏi ngạc nhiên trước tâm thế của người tù trong hai câu thơ cuối:
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”
Tác giả tiếp tục tả sự cheo leo, dốc ghềnh của đường núi ở câu thơ thứ ba. Nhưng lúc này, sự ghập ghềnh gian nan của đường đi đã được đẩy lên tới tận cùng. Bên những sự hiểm trở khó khăn, câu thơ còn như là lời reo vui của người tù khi đã vượt qua hàng ngàn dốc sâu, núi cao để lên tới đỉnh cao nhất, tận cùng nhất. Đây là một thứ cảm xúc phong thái của con người khi đã vượt qua được những thử thách tưởng chừng như không thể vượt qua. Đó là cảm giác chinh phục được thiên nhiên, vũ trụ, không bị khuất phục trước sức mạnh của tự nhiên. Và rồi, khi đã lên đến đỉnh, cũng là con người ta được phóng tầm mắt ra xa. Và người tù ấy, dù đang trong hoàn cảnh éo le nhưng vẫn không quên thu vào tầm mắt sự vi diệu của tạp hóa, sự hùng vĩ, sừng sững của đất trời, núi non. Dường như lúc này, người tù không hề cảm thấy sự mệt mỏi mà thay vào đó là niềm hạnh phúc của sự chiến thắng chính mình. Mặc cho bao quanh là những tên lính canh gian ác. Mặc cho cả đường đi là bao vất vả, nhọc nhằn nhưng khi đã tới đây, tâm hồn người tù không bị giam cầm trong xiềng xích nữa mà đã tự mình cởi trói và tự do suy tư giữa vũ trụ bao la.
Hồ Chí Minh là nhân vật điển hình cho cốt cách thay đổi để thích ứng với mọi hoàn cảnh. Thay vì leo núi xong và thở hổn hển thì Bác lại “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Phân tích bài thơ Đi đường tới đây, các bạn có thể khẳng định mạnh mẽ rằng câu thơ cuối chính là cao trào cảm xúc nhất của Người trên hành trình chuyển lao. Lúc này đây, độc giả có cảm tưởng như Bác đang mỉm cười. Cười mỉa mai trước cùm gông của quân giặc và cười mản nguyện cho mọi sự cố gắng của bản thân. Bác đã làm được. Bác đã san bằng mọi khó khăn, khổ ải đế lên đỉnh và tận hưởng vẻ đẹp của tạo hóa. Giờ đây hồn người và hồn mây núi, đã hòa thành một. Điều này càng nhận mạnh, ngục tù hay xiềng xích không bao giờ cầm tù được những tâm hồn tự do, yêu cái đẹp và sự bình đẳng, bác ái.
- Luận điểm 3: Nghệ thuật đặc sắc
Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chủ tịch không thể nói nhắc tới các biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm. Với thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn giản dị nhưng Bác đã chuyển tải các thông điệp về tinh thần lạc quan của con người trước khó khăn thật hàm súc, logic. Mỗi hình ảnh tứ thơ đều thể hiện tư tưởng của tác giả về sự tư do, tự tại. Đó là trong mọi hoàn cảnh, nếu con người có thể thay đổi để thích ứng, làm chủ được chính mình thì sẽ chiến thắng mọi thử thách. Tất cả mọi khổ đau, gian lao đều do con người. Ai cho rằng khổ sẽ khổ nhưng ai cho rằng sướng thì tất thảy sẽ tìm thấy được niềm vui trong mỗi gian lao.
Kết bài
Phân tích bài thơ Đi đường một lần nữa để thấy được ý chí, nghị lực phi thường và tinh thần lạc quan hiếm có của Hồ Chủ tịch. Có lẽ nhờ vậy mà từ khi sinh ra cho đến khi trở thành lãnh tụ, không có thử thách nào có thể khiến Bác gục ngã. Dường như với Người, mọi gian nan chỉ đều sinh ra để thử sức mà thôi.
Có thể nói, nhờ việc phân tích và tìm hiểu những tác phẩm đặc sắc này mà các bạn có thể biết và hiểu sâu hơn những phẩm chất cao quý của Bác. Đây là lời nhắc nhở ý nhị và dễ đi vào lòng người nhất để tất cả thế hệ con cháu đất Việt có thể dễ dàng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.