Tác phẩm Đi Đường nằm trong văn học lớp 8 thường được đưa vào các bài kiểm tra, bài thi chuyển cấp. Các em học sinh cần nắm chính xác nội dung, phân tích sâu sắc mượt mà để đạt điểm cao. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để phân tích chính xác bài thơ hơn.
Bạn đang đọc: Phân tích bài thơ đi đường – Văn mẫu lớp 8 chính xác
Phân tích bài thơ đi đường
Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là thơ kiệt xuất. Trong thời gian bị giam giữ ở nhà tù Tưởng Giới Thạch và di chuyển đến các nhà tù khác nhau, Bác đã cho ra đời tập thơ “ Nhật Ký Trong Tù”. Đây là tập thơ nói về hoàn cảnh sống ở trong tù và thể hiện tinh thần lạc quan, tinh thần cách mạng. Đặc biệt tác phẩm “Đi Đường”, một trong những tác phẩm xuất sắc nói về những gian khó trong hành trình cứu nước và tinh thần thép, lạc quan rắn rỏi của Bác. Bài thơ đã thể hiện khí phách anh hùng, hiên ngạng, một tinh thần lạc quan không gì lay chuyển được nổi.
“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian”.
Bài thơ được dịch là:
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh vô cùng éo le, đó là lúc Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng đày đi hết từ nhà lao này đến nhà lao khác. Trên đường di chuyển vô cùng đau đớn, khổ ải. Tù nhân là những người bị bỏ đói cùng cực, tra tấn dã man, thân xác hao gầy bước đi nặng trịch mà còn bị xiềng xích. Khổ như thế nhưng trong gian khó, tinh thần Bác vẫn lạc quan, vẫn làm thơ nói về chặng đường cách mạng gian lao. Nhờ có tập thơ của Bác và bài thơ Đi đường, thế hệ con cháu bây giờ mới hiểu được những gian khó mà Người đã trải qua. Phải khẳng định thêm một lần nữa, nếu không có tình yêu nước nồng nàn, yêu dân tộc sâu đậm thì có lẽ Bác không thể nào vượt qua nghịch cảnh, không thể làm những điều phi thường mà một người bình thường làm được.
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Phân tích bài thơ đi đường – Đây là hành trình Bác di chuyển từ nhà lao này qua nhà lao khác. Trên hành trình di chuyển này chúng ta mới thấy một chân lí: Đi đường mới biết những vất vả, khó khăn của việc đi đường. Hành trình di chuyển của Bác là đi qua những con núi hiểm trở Quảng Tây Trung Quốc. Không phải là đường bằng phẳng dễ đi như chúng ta nghĩ. Đường đã khúc khủy, vượt núi vượt đèo mà thân hình gầy gò của Bác cùng các tù nhân còn phải đeo thêm xiềng xích, vất vả cực nhỏ vô cùng. Đó chính là ý của “gian lao” mà Bác nói trong câu thơ.
Đặc biệt hình ảnh “ Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” cho thấy những tuyến đường hiểm trở, nguy hiểm, núi liền núi. Chỉ nghĩ đến hình ảnh đó thôi chúng ta cũng thấy con đường ấy xa và không biết bao giờ mới đến điểm dừng, một người thường có lẽ không còn tâm trí để mà làm thơ, ngắm núi non thiên nhiên và cảm nhận được sự hùng vĩ của thiên nhiên.
Hai câu thơ đầu cho thấy hoàn cảnh đi đường vô cùng khắc nghiệt, hiểm trở. Sự hiểm trở của đường đi từ nhà tù này qua nhà tù khác chỉ là hình ảnh thực, điều đáng nói ở đây là sự khó khăn, khổ ải trên con đường giải phóng đất nước. Nó cũng khó khăn như núi chồng núi, cũng đầy ải lắm. Qua đây cho thấy ý chí nghị lực sẵn sàng vượt qua tất cả của Bác. Trong hoàn cảnh khó khăn Bác vẫn có thể bình tâm làm thơ, ngẫm nghĩ sự đời, ngẫm nghĩ gian khó để rồi vượt qua nó:
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Khổ thơ thứ hai lại là tâm thế của một người chiến thắng những gian khó trước mắt. Sau những vất vả nhọc nhằn trên con đường leo núi, cuối cùng người tù cách mạng đã đứng lên được đỉnh núi cao nhất để nhìn thấy sự hùng vĩ của thiên nhiên, nước non “ Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Đây không chỉ là đơn giản là hình ảnh của núi non mà là hình ảnh của tâm thế, vị thế con người. Khi chinh phục được những giản khổ, vượt qua giới hạn bản thân con người cảm thấy vui sướng, tự hào, niềm vui sướng là khi được đứng trên tự dó và ngắm nhìn cảnh vật bên dưới. Nếu trong câu thơ, chúng ta hình dung đến hình ảnh Bác đứng trên đỉnh núi vui sướng vô cùng ngắm nhìn cảnh núi non hùng vĩ. Thì ẩn ý chính là niềm vui sướng về sự chiến thắng gian khổ và những chiêm nghiệm cuộc đời: vượt qua sự gian lao nhất định sẽ đến được đỉnh cao chiến thắng.
Phân tích bài thơ đi đường – Cùng đứng trên một vấn đề, một khó khăn sẽ có nhiều cách giải quyết và nhìn nhận. Trong hành trình đi đường gian khổ này nếu các tù nhân khác kêu than mệt mỏi bế tắc thì Bác lại nhìn thấy được tương lai phía trước, niềm tin vượt qua khó khăn để chiến thắng chính mình và niềm hi vọng giải phóng dân tộc luôn căng tràn trong lồng ngực. Đây là bài thơ đi dường đầy nhọc nhằn gian lao nhưng cũng là bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, bình tĩnh của một nguời tù cách mạng, vừa có nét rắn rỏi kiên cường của một bậc tiên phong đạo cốt, vừa có tinh thân lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.
Khéo lại bài thơ Đi Đường chúng ta vẫn cảm thấy được đâu đó bóng dáng Bác trên hành trình gian khổ cứu nước. Tinh thần thép, lạc quan của Bác cuối cùng cũng được đền đáp bằng chiến thắng thực dân, đánh đuổi đế quốc xâm lược. Người không chỉ là lãnh tụ, là người tù cách mạng kiên cường mà còn là nhà thơ lớn và là vị cha già dân tộc kính yêu.
>> Xem thêm: Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh hấp dẫn nhất