Phân tích bài Nhàn văn 10 để cảm nhận hết nét đẹp và trí tuệ của tác giả, ông luôn luôn hướng về một cuộc sống giản dị, chính nghĩa, tránh xa mọi cái ác hung tàn.
Bạn đang đọc: Phân Tích Bài Thơ “Nhàn” Văn 10 Của Nhà Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm Cực Chuẩn
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà văn, nhà thơ tài năng, để lại vô số tác phẩm nổi tiếng. Ông sinh thời trong giai đoạn chế độ phong kiến, chứng kiến nhiều số phận con người. Thơ ông chuyên vạch trần tội ác của thế lực đen tối, đàn áp nhân dân đói nghèo. Mặt khác, ông cũng bảo vệ những giá trị tinh thần, đạo lý tốt đẹp luôn có trong tác phẩm. Cùng phân tích bài Nhàn văn 10 để hiểu được tư cách của lối sống thanh cao, không ham danh lợi, quyền thế của nhân vật.
Phân tích chi tiết bài Nhàn văn 10
Bài thơ Nhàn được viết bằng chữ Nôm, là một tác phẩm nổi tiếng, có giá trị cao. Thông qua bài thơ, tác giả bộc lộ quan điểm sống rõ ràng của mình. Tư tưởng của ông liên kết chặt chẽ với đạo lý nhân dân, tình cảm con người luôn tồn tại trong cuộc sống dù bộn bề. Bài thơ Nhàn là một phong cách mới, đối nhân xử thế, yêu thiên thiên, tâm hồn hướng thiện.
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dù ai vui thú nào”
Mở đầu bài thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm kể về hành trình tìm đến cái nhàn, bình yên trong cuộc sống. Tất cả con đường đến với cái nhàn đều đã có quy luật sẵn, đầu tiên là phải vì dân, lấy dân làm trên hết. Theo như tác giả, chọn cách sống nhàn sẽ có rất nhiều điều thú vị, khác biệt trong cuộc sống. Ông chỉ cần “một mai, một cuốc, một cần câu” và sống cuộc đời đơn giản. Nguyễn Bỉnh Khiêm mong muốn trở về cuộc sống như một người dân bình thường. Tuy nhiên, đây lại chính là cách sống sa hoa nhất mà một nhà Nho ước muốn. Cuộc sống dân quê, lương thiện, chân thành, tình nghĩa được đánh giá cao, là lựa chọn tốt nhất.
Cùng Phân tích bài Nhàn văn 10 để cảm nhận tấm lòng cao đẹp của tác giả. Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng từ “thơ thẩn” để nhấn mạnh sự nhàn hạ, nhẹ nhàng, bình yên nơi chốn quê hương. Đây là trạng thái ung dung, hài lòng của tác giả với cuộc sống thực tại. Các chi tiết cuốc, cần câu mỗi ngày lặp lại, nhằm tô điểm thêm cái phong cách sống đặc biệt của ông. Đây đều là vật dụng quen thuộc, hỗ trợ tốt cho công việc hàng ngày của người dân, cuộc sống không hề bon chen. Thông qua việc liệt kê các dụng cụ trên, chúng ta thấy ông luôn tôn thờ quan điểm sống nhàn, chỉ muốn tồn tại với cuộc đời ở ẩn. Đây vốn là lẽ sống mà ông lựa chọn, lý tưởng nhất trong thời điểm hiện tại.
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người kiếm chốn lao xao”
Hai câu tiếp, tác giả hiểu rằng quyết định, thái độ sống của mình là dại dột, khác người nhưng đầy bản lĩnh. “Nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” là hai địa vị hoàn toàn khác nhau. Người chọn cuộc sống chốn thành thị, họ có vô số thú vui, cuộc sống hào nhoáng. Tuy nhiên, sống ở vùng dân dã, tác giả đam mê niềm vui mà chốn đông đúc, sa hoa không bao giờ có. Hai câu thơ hoàn toàn trái ngược nhau, cách xưng hô cùng khác. Trước là Nguyễn Bỉnh Khiêm xưng hô bằng “ta”, thật hiên ngang, anh hùng. Cách khôn của “ta” hoàn toàn thông minh hơn cái mà “người” chọn, sau cùng, ai cũng chỉ sống một cuộc đời tốt đẹp.
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
Thay vì sống trong vinh quang, hưởng thụ vật chất trong phần đời còn lại, thì tác giả muốn tìm về với thiên nhiên hoang dã. Ông muốn tận hưởng cuộc sống một cách đơn giản, tốt đẹp nhất theo cách riêng. Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn cảm nhận khí hậu bốn mùa của đất nước, gạt bỏ mọi sự vội vàng, lo toan của cuộc sống. Qua việc phân tích bài Nhàn văn 10, chúng ta hiểu rằng tác giả hoà hợp với thiên nhiên với tâm hồn sạch sẽ, không hám danh lợi.
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Nguyễn Bỉnh Khiêm rời bỏ công danh phú quý một cách dứt khoát, không hề lưu luyến. Chúng ta nghe có vẻ bình thường, nhưng dưới thời điểm đất nước bấy giờ, đây là quyết định rất thanh cao. Bản thân tác giả đã viết rất nhiều bài văn, thơ phản ánh những con người ham danh phú quý. Cuộc sống chỉ cần tận hưởng ý nghĩa, trọn vẹn, lương thiện, thú vui tao nhã đã là trọn vẹn. Phải chăng Nguyễn Bỉnh Khiêm sợ bản thân bị hoen ố bởi những việc làm ác độc của xã hội thời bấy giờ. Ông chọn cuộc sống nhẹ nhàng, thanh cao, để giữ tâm hồn được trong sạch nhất. Tác giả luôn quan điểm rõ ràng, sống lành mạnh, lương thiện cùng dân.
Kết bài
Phân tích bài Nhàn văn 10 để thấu hiểu lý tưởng sống cao đẹp của tác giả. Bài thơ là tất cả những triết lý cao đẹp, thông minh, hướng thiện, quan điểm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác giả bộc lộ một nhân cách cao đẹp, sống tự nhiên, không hám danh lợi. Ông không hề đua đòi theo những con người tàn ác của chế độ phong kiến, giữ vững lập trường.
Phantich.com.vn luôn là nơi chia sẻ kiến thức hữu ích cho mọi người về các chủ đề phân tích văn chương, thơ. Mỗi ngày, chúng tôi luôn cập nhật bài viết mới để bạn đọc tham khảo.