Phân tích bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 10 là bài làm văn không thể bỏ qua của các bạn học sinh. Vì thế, dưới đây là tài liệu tham khảo đầy đủ và chi tiết, các bạn có thể sử dụng để viết bài hiệu quả. Tuy nhiên, các bạn luôn nhớ hãy vận dụng một cách khoa học, sáng tạo, sao cho bài làm văn đậm chất cá nhân và để lại ấn tượng nhất!
Bạn đang đọc: Phân tích bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 10 hay nhất
Từ xưa đến nay, hình ảnh người phụ nữ và tình cảm của họ luôn là một trong những nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà thơ nhà văn. Nếu như Nguyễn Du gắn liền với câu chuyện của Truyện Kiều, Nguyễn Dữ gắn liền với câu chuyện Người con gái Nam Xương… thì Đặng Trần Côn lại được biết tới với tác phẩm Chinh phụ ngâm. Cùng phân tích bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 10 để hiểu hơn về tác phẩm độc đáo này nhé!
Mở bài phân tích bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Tác giả Đặng Trần Côn sinh ra và lớn lên ở làng Nhân Mục. Nay còn gọi là làng Mọc thuộc huyện Thanh Trì, phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Ông đã thi đỗ Hương cống, nhưng lại thi hỏng ở kỳ thi Hội. Sau đó ông tham gia làm huấn đạo trường phủ, rồi tri huyện Thanh Oai. Cuối cùng, ông được thăng chức Ngự sử đài chiếu khám.
Ông có nhiều sáng thơ ca, tuy nhiên tác phẩm bằng chữ Hán Chinh phụ ngâm là tác phẩm nổi tiếng hơn cả. Với nội dung sâu sắc, tác phẩm đã gây ra một tiếng vang lớn và ấn tượng mạnh trong giới Nho sĩ lúc bấy giờ. Bên cạnh Chinh phụ ngâm, tác giả Đặng Trần Côn còn có một số bài thơ, bài phú miêu tả cảnh thiên nhiên như Tiêu tương bát cảnh, cùng những bài phú Khấu môn thanh, Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý.
Cùng với tác giả nguyên tác là Đặng Trần Côn thì, các bạn cần giới thiệu qua về tác giả Đoàn Thị Điểm, người dịch giả. Bà quê ở làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Theo sử sách ghi chéo lại, bà là một phụ nữ nổi tiếng: “đẹp người, đẹp nết, giỏi văn chương”. Độc giả biết đến bà ngoài bản dịch “Chinh phụ ngâm khúc” còn biết đến tác phẩm tác phẩm “Truyền kì tân phả” bằng chữ Hán. Phân tích bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 10, chúng ta thấy tác giả Đặng Trần Côn viết vào hoàn cảnh có cuộc nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra ở kinh thành Thăng Long. Triều đình điều động quân đi đánh giặc, vì thế rất nhiều trai tráng phải giã từ người thân để ra trận. Do đó, nhân dân lâm vào cảnh loạn li, tan tác. Ai cũng tỏ ra vô cùng oán ghét chiến tranh phi nghĩa. Đồng thời cảm thương trước những nỗi đau mất mát trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Đặc biệt là những người phụ nữ có chồng đi đánh giặc. Trích đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là bức tranh khắc họa sâu sắc hình ảnh và nỗi đau của người phụ nữ khi có chồng đi lính.
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
……………………………….
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phùn”.
Phần chi tiết thân bài
Luận điểm 1: Tình cảm cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ trong 16 câu đầu
Phân tích bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 10, chúng ta bắt gặp ngay hành động của người phụ nữ đã lặp đi lặp lại một cách vô vị, nhàm chán. Tác giả đã viết “Thầm reo từng bước”. Có nghĩa là diễn tả những bước chân lặng lẽ dạo trên hiên vắng. Cùng với đó là hình ảnh “Rủ thác đòi phen”. Đó là người phụ nữ vào phòng buông rèm, cuốn rèm. Những hình ảnh đó càng nhấn mạnh hơn sự vô thức, bất định, và bất thần trong hành động của người chinh phụ. Chữ “vắng, thưa” càng thêm gợi thêm sự vắng lặng của không gian cũng như nỗi trống vắng, lẻ loi trong tâm hồn, trong lòng của người chinh phụ.
Nỗi nhớ thương chồng nơi chiến trường ác liệt, cùng với nỗi cô đơn không chỉ khiến người phụ nữ trở nên thất thần, như người mất hồn trong hàng động mà con thao thức vì ngóng trông mong tin chồng. Vào thời gian ban ngày, người chinh phụ đã gửi niềm tin yêu và hy vọng vào tiếng chim thước. Bởi đây là loài chim khách luôn báo tin lành. Thế nhưng, người phụ nữ đã phải thất vọng vì thực tế, “thước chẳng mách tin”. Điều đó đồng nghĩa với việc tin tức của người chồng cũng thế mãi bặt vô âm tín. Còn vào ban đêm, người chinh phụ lại thao thức cùng ngọn đèn. Dù đã khuya khoắt nhưng người phụ nữ vẫn hu vọng đèn soi tỏ báo tin chồng và san sẻ nỗi lòng cùng mình. Nhưng thực tế lại thật phũ phàng, “Đèn chẳng biết” để rồi khiến cho “lòng thiếp riêng bi thiết”. Có thể thấy, tác giả đã viết câu thơ mang hình thức khẳng định để rồi phủ định. Bởi ngọn đèn là vật vô tri, làm sao có thể san sẻ nỗi lòng của lòng người chinh phụ. Đọc câu thơ, chúng ta có thể liên tưởng tới bài ca dao “khăn thương nhớ ai”, cũng xuất hiện hình ảnh ngọn đèn. Nếu như trong ca dao, ngọn đèn là người bạn tri âm tri kỷ với người phụ nữ thì ở đây là lại một hình ảnh làm đau thêm nỗi lòng của người chinh phụ.
Tiếp đến là hình ảnh so sánh “hoa đèn” và “bóng người”. Đây là một hình ảnh ẩn dụ hết sức tinh tế. “Hoa đèn” chính là đầu bấc ngọn đèn, cũng chính là than khi cháy hết. Khi ngọn đèn cháy hết thì hoa đèn ấy cũng lụi tàn. Cũng giống như người phụ nữ, sau nỗi nhớ chồng tha thiết cuồng nhiệt ấy thì cuối cùng, họ nhận lại chính là sự trống trải và cô đơn. Cũng giống như nỗi cô đơn, nhớ thương của Kiều sau khi từ biệt Thúc Sinh: “Người về chiếc bóng năm canh/Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”.
Chính vì sống trong tình cảnh lẻ loi đó trong thời gian dài đằng đẵng nên người chinh phụ bỗng cũng cảm thấy ngoại cảnh quanh mình trở nên thật khác thường. Chúng ta thường thấy “Gà gáy”, “sương”, “hòe”, là những hình ảnh vô cùng thân thuộc với cuộc sống yên ả, bình dị. Thế nhưng nó lại đi kèm với những từ láy như “eo óc, phất phơ”. Đã khiến cho vẻ đẹp của thôn quê trở nên hoang vu, đến ớn lạnh rợn người. Điều này có thể thấy, dưới ánh mắt thấm đượm nỗi buồn, trống trải cô đơn ấy, người phụ nữ chinh phụ đã thấy những hình ảnh đẹp đẽ bình yên trở nên khác thường, trở nên thật đáng sợ. hoang vắng. Đúng như nhà thơ Nguyễn Du đã viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Đó cũng chính là cách nói tả cảnh để ngụ ý diễn tả tình cảm con người.
Không chỉ có cảm nhận khác thường về không gian, người chinh phụ còn thấy vẻ khác lạ của thời gian. “Khắc giờ đằng đẵng”, “mối sầu dằng dặc”. Hai hình ảnh nhấn mạnh thêm nỗi nhớ miên man, không dứt của người phụ nữ. Ở đây, tác giả Trần Côn đã sử dụng biện pháp so sánh cùng với từ láy đạm giá trị gợi hình gợi cảm như “dằng dặc, đằng đẵng”, càng chứng tỏ cho độc giả thấy sự cảm nhận khác thường về thời gian. Với người chinh phụ lúc này, mỗi giây, mỗi phút trôi qua đều nặng nề, đều dài lê thê như một năm dài.
Càng phân tích bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 10, độc giả càng thấy rõ hơn nỗi cô đơn và tình cảnh lẻ loi đơn chiếc của người phụ nữ. Người phụ nữ không chỉ lặp đi lặp lại hành động nhàm chán, nhìn mọi thứ đều buồn thảm mà còn cảm thấy như không thể sống được. Mà người phụ nữ phải cố gắng gượng để duy trì cuộc sống vô vị. Tác giả sử dụng điệp từ “gượng”, càng nhấn mạnh hơn sự gò ép của bản thân để sống của người chinh phụ. Để rồi nảy sinh ra mâu thuẫn giữa tình cảm và lý trí. Người chinh phụ đi đốt hương để tìm thấy sự thanh thản, nhưng rồi lại nghĩ ngợi viễn vông, mê man theo những dự cảm chẳng lành. Nàng cũng soi gương, ngắm mình nhưng lại thấy đó hiện lên gương mặt đầy đau khổ, tràn đầy nước mắt. Nàng cố gắng vượt qua nỗi buồn bằng việc gượng gảy đàn cầm, để ôn lại những kỷ niệm với chồng. Nhưng lại chợt ớn lạnh vì lo lắng điềm gở… Tất cả những điều này cho thấy nỗi niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ thời nào cũng thật mãnh liệt và da diết.
Với các biện pháp nghệ thuật, như so sánh, từ láy, điệp từ, tác giả đã khắc họa thành công tâm trạng nỗi lẻ loi, cô đơn, trống trải của người phụ nữ. Đồng thời, ẩn sau đó là thái độ chia sẻ, cảm thông của tác giả đối với tâm trạng, nỗi buồn, nỗi nhớ của người phụ nữ.
Luận điểm 2: những câu thơ cuối diễn tả nỗi nhớ nhung của người phụ nữ.
“Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phùn”.
Qua những câu thơ cuối, chúng ta có thể thấy ước muốn của người chinh phụ. Nàng đã gửi vào để mang theo hơi ấm và sự sống, cũng như nỗi nhớ của mình. Nàng cũng gửi tới non Yên, nơi biên ải xa xôi tình cảm của mình. Nhờ thiên nhiên, mang tới người chồng nỗi lòng của mình. Hình ảnh “nghìn vàng” ở đây chính là nỗi lòng của người chinh phụ như cô đơn, lo lắng, trống trải, từ hy vọng rồi lại thất vọng.
Cùng với niềm ước mong là nỗi nhớ của người chinh phụ được tác giả nhán mạnh của những thủ pháp nghệ thuật liên hoàn như “Non yên – non yên, trời – trời”. Nhờ đó mà càng nhấn mạn khoảng cách trắc trở, xa xôi không thể lấp đầy của người chinh phụ. Ở đây, tác giả cũng sử dụng tiếp những từ láy như “thăm thẳm, đau đáu”, nhằm diễn tả nỗi nhớ dai dẳng, sâu sắc, triền miền. Có thể thấy, câu thơ đã diễn tả một cách cảm động, tinh tế nỗi nhớ nhung, phiền muộn của người chinh phụ. Qua đây, có thể thấy sự đồng điệu, nhạy cảm tinh tế trong tâm hồn của tác giả với những thân phận của người dân bất hạnh, đặc biệt là người chinh phụ. Ở những câu thơ, cuối, độc giả vẫn tiếp tục nhận thấy sự đồng điệu giữa người và cảnh. Vì buồn trong tâm hồn mà cảnh xung quanh cũng trở nên nhuốm sầu. Toàn bài, tác giả đã sử dụng nhiều thủ pháp ngụ tình càng khiến độc giả cảm nhận rõ hơn nỗi lòng của người chinh phụ.
Phần kết bài chi tiết
Có thể nói, phân tích bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 10, các bạn hiểu thêm về bức tranh cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đặc biệt là thời kỳ loạn lạc. Trích đoạn không chỉ khắc họa nỗi nhớ thương, buồn đau khắc khoải của người phụ nữ với chồng, mà còn nói lên niềm khát khao hạnh phúc của họ. Đồng thời cũng vẽ nên bức tranh số phận đầy bi thương của những người có chồng ra chiến trận. Với những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, tác giả gửi gắm thêm vào phía sau đó là sự thấu cảm, sẻ chia với người chinh phụ.