Bài thơ Bếp lửa khắc họa hình ảnh tình cảm bà cháu gắn bó với nhau trong những năm kháng chiến gian khổ. Phân tích Bếp lửa của Bằng Việt để thấy câu chữ của tác giả được lan truyền mạnh mẽ như thế nào.
Bạn đang đọc: Phân Tích Bếp Lửa Của Bằng Việt Mới Nhất 2021
Thử đọc bài thơ “Bếp lửa” chỉ một lần thôi, chắc chắn thế hệ 7x, 8x sẽ thấy hình ảnh tuổi thơ của mình ở trong đó. Bởi, hình ảnh “bếp lửa” rất gần gũi, bình dị trong mỗi gia đình Việt Nam thời xưa. Nếu có thời gian, bạn đọc nên tham khảo thêm phân tích Bếp lửa của Bằng Việt để thấy được “giá trị” con chữ mà tác giả đã gửi gắm ở trong bài thơ. Bằng sự tài tình của mình, Bằng Việt đã chạm nhẹ vào trái tim của người đọc, khiến họ phải nhớ mãi hình ảnh Bếp lửa trong ký ức của mình.
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa”
Bài thơ này ra đời trong những năm tháng kháng chiến với tình cảm bà cháu được gắn bó, ấm áp, gian khổ cùng nhau. Những câu thơ trong bài, tựa như tiếng lòng của người cháu dành cho người bà của mình trong những năm tháng thơ ấu với nhiều vất vả, bộn bề, lo toan.
Phân tích Bếp lửa – “Một bếp lửa”, điệp từ này được lập lại 2 lần, có sức chứa đựng tình cảm, cảm xúc rất lớn và sự chân thành. Lập lại với mục đích thôi thúc tác giả luôn có một nỗi nhớ thường trực ở trong đó.
Hình ảnh “chờn vờn”, “ấp iu”trong khổ thơ diễn tả sự gắn bó, không thể nào tách rời. Đồng thời, đây là thứ tình cảm khó thể nào quên được khi có sự xuất hiện của “bếp lửa”.
Thán từ “ôi’, không phải tự dưng mà tác giả lại thốt lên như vậy. Để có cung bật cảm xúc dữ dội này là bởi một loạt ký ức về bà, ký ức ngày xưa bên bếp lửa cứ thế dội về mạnh mẽ trong tâm thức của ông. Cho nên, không thể kìm nén được nên phải thốt lên “ôi”.
Chỉ với một từ “Ôi” nhưng biết bao nhiêu ân tình nặng mang, thiêng liêng, nồng đượm đến nhường nào. Qua những vần thơ mà ông đã để lại, chúng ta ắt hẳn biết được Bằng Việt đã có những năm tháng vô cùng đáng nhớ, đáng trân trọng bên cạnh người bà của mình. Hẳn rằng, ai cũng có ký ức tuổi thơ để nhớ về. Và hình ảnh bếp lửa này chứa đựng rất nhiều cung bật cảm xúc khác nhau qua mỗi người cảm nhận.
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại bây giờ sống mũi còn cay”
Đó, cứ thế các ký ức lại ùa về trong Ông với một tuổi thơ dữ dội biết bao nhọc nhằn, vất vả bên cạnh người bà của mình. Dựa vào các vần thơ trên, ta dễ dàng thấy được: Hình ảnh một cậu bé mới lên bốn tuổi mà đã quá thân thuộc với mùi khói của bếp lửa.
Hình ảnh bếp lửa trong những năm kháng chiến gian khổ, khi mà đất nước rơi vào ách thống trị thực dân. Cho nên, tình cảnh nạn đói thê thảm xảy ra là điều chẳng thể nào tránh khỏi. Vì vậy, khói bếp tuổi thơ đã “hun” đầy ở trong khóe mắt. Và trong sâu thẳm dòng thơ, ta thấy được khói này còn hun cả một vùng trời tuổi thơ nhọc nhằn.
Chữ “cay” được gieo ở cuối câu thơ như khoảng trời lắng lại khiến cho lòng người có một nỗi buồn man mác sau khi đọc xong. “Cay” ở đây là sống mũi “cay”, hay chăng là tuổi thơ cay cực, cũng có thể là thương bà, thương cho bố mẹ, hay là thương bếp lửa tần tảo sớm hôm? Từng câu chữ như gieo vào trong lòng người đọc thơ. Khó mà không có chút cảm xúc về một thời khổ cực, gian lao.
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”
Như lời thơ thể hiện, “tám năm ròng”, đây là khoảng thời gian không hề ngắn mà dài đằng đẵng. Hình ảnh tám năm ròng của tuổi thơ nhọc nhằn bên cạnh bà được mô tả một cách chân thực. Thời điểm ấy, bà và cháu cùng nhóm lửa, nhóm lên sự sống, nhóm lên tình yêu thương cháy bỏng vô bờ bến. Có lẽ, chỉ người trong cuộc như nhà thơ mới biết được cái cảm xúc trong từng thời điểm như thế nào.
Âm thanh của “tiếng tu hú” được mô tả trong đoạn thơ làm cho nhịp thơ của bài thêm da diết, bồn chồn. Đây là hình ảnh của tu hú gọi hè, tu hú gọi lúa chín và tu hú gọi cả những giấc mơ của cháu về tương lai đất nước Việt hòa bình độc lập.
“Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
Những năm tháng sống bên cạnh người bà, tuy khó nhọc nhưng tràn đầy những ân tình khó quên. Thương bà đã khó nhọc một mình bên bếp lửa sớm trưa nuôi cháu thơ vì cha mẹ bận công tác chưa về. Và âm thanh tiếng tu hú kêu lại khiến cho người cháu có nhiều tâm sự hơn, tâm trạng nặng nề.
Có lẽ, theo một góc nhìn của riêng tôi khi phân tích Bếp lửa của Bằng Việt ở khổ thơ này. Tình cảm của bà cháu thực sự khiến tôi phải chùng lại và rưng rưng nước mắt. Ở cái thời điểm bấy giờ khi mà đất nước vẫn đang chìm trong bom đạn, mất mát, đau thương. Tuy nhiên, hình ảnh bà cháu trong bài thơ “bếp lửa” vẫn luôn chở che, chăm lo cho cháu của mình từ bữa ăn cho tới giấc ngủ say nồng. Bởi thế, có thể nói rằng không có thứ tình cảm nào thiêng liêng và cao cả hơn khi nhà thơ khắc họa hình ảnh bà và cháu một cách sắc sảo như thế này.
Hình ảnh bà cháu được nhà thơ điểm qua đẹp là thế, nhưng chiến tranh đã cướp đi bao nhiêu thứ. Trong đó, có máu và nước mắt, cả tình yêu thương. Và những điều này được thể hiện qua những dòng thơ sau:
“Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”
Qua khổ thơ trên, ta thấy được đức hi sinh của người bà dành cho cháu, vừa là người bà vừa là người mẹ. Cho dù có gian khổ, có mất mát đi chăng nữa, nhưng hậu phương luôn là chỗ dựa vững chắc, bình yên nhất cho tiền tuyến.
Từ những câu thơ trên cho thấy hình ảnh người bà đầy đức hi sinh. Bà vừa hi sinh cho gia đình, vừa cho tổ quốc. Qua lời dặn dò của người bà với cháu, lời dặn nặng tựa nghìn non, trong lời dặn chất chứa biết bao nghĩa tình sâu đậm. Hình ảnh người bà trong bài thơ, vừa thương cháu, vừa thương con vừa lo cho đất nước đang trong cảnh lầm thang.
“Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Nhóm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo sẻ chung đôi”
Ở đoạn thơ phân tích Bếp lửa này, nhà thơ không tiếp tục dùng từ “bếp lửa” mà tác giả đã chuyển thành “ngọn” lửa. Việc dùng từ thay thế này như nâng tầm cao hơn của tình yêu, sự hy sinh của người bà. Người bà trong bài thơ vẫn luôn nhen nhóm yêu thương, tình yêu này chưa bao giờ vụt tắt, một tình yêu chung và riêng bao la, bất diệt.
Ở khổ thơ cuối cùng là thời điểm trở về thực tại của tác giả Bằng Việt. Đọc qua khổ thơ, giống như là một chuyến đi trở về tuổi thơ. Lúc này, giọng thơ bỗng dưng chùng xuống, cảm xúc nghẹn ngào và sâu lắng vô cùng:
“Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”.
Ở khổ thơ này cho thấy, đứa cháu thơ nhỏ của bà ngày nào giờ đây đã trưởng thành. Cho dù đứa cháu có đến một đất nước xa xôi cách trở về địa lý nửa vòng trái đất. Tuy nhiên, những kỉ niệm, kí ức tuổi thơ vẫn còn nguyên vẹn. Vẫn luôn nhắc nhở bản thân không được phép quên đi những ký ức đẹp này.
Kết bài
Phân tích Bếp lửa của Bằng Việt trên đây, ta thấy rằng dường như hình ảnh Bếp lửa có sức ám ảnh và lay động tác giả. Sở dĩ như vậy là bởi bếp lửa gắn với bà, gắn với kỉ niệm ấu thơ, và dĩ nhiên sẽ không thể nào phai nhòa. Bài thơ, với câu từ giản dị, cách viết nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nó khiến người đọc cảm thấy “cay cay” ở khóe mắt.
>> Xem thêm: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”