Phân Tích Bức Tranh Phố Huyện Lúc Chiều Tàn Của Thạch Lam

Đọc bài phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn của tác giả Thạch Lam để thấy được cây bút có biệt tài về truyện ngắn này khai thác khung cảnh thiên nhiên và con người ở nơi đây một cách tỉ mỉ như thế nào?

Bạn đang đọc: Phân Tích Bức Tranh Phố Huyện Lúc Chiều Tàn Của Thạch Lam

Bài mẫu phân tích

Bằng những câu văn giản dị, mộc mạc tác giả Thạch Lam đã làm sống động lên bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Bức tranh về một phố huyện nghèo nàn nhưng đầy bình lặng, thanh bình nhưng lại lắng sâu, chan chứa tình cảm. Tác giả nắm bắt khoảnh khắc ngày tàn, Ông đã vẽ nên bức tranh đẹp về cuộc sống đầy ảm đạm mà cũng ngập tràn mơ ước của con người nơi đây. Cùng đọc bài phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn của Thạch Lam dưới đây để thấy rõ ngòi bút đặc tả điêu luyện của ông như thế nào.

  • Luận điểm 1: Khung cảnh ngày tàn có gì?

Bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong kiệt tác truyện ngắn “Hai đứa trẻ” dường như được Thạch Lam đứng từ xa quan sát bao trùm lên tất cả. Có như vậy ông mới khắc họa lại một cách chân thực về cuộc sống nơi đây qua lời văn xuất sắc đến như vậy.  Từ cảnh vật hắt hiu lúc hoàng hôn với âm thanh, không khí, ánh sáng cho đến hình ảnh những con người nhỏ bé mưu sinh. Ấy vậy mới thấy được “Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và đẹp”.

Khung cảnh hoàng hôn của phố huyện được nhà văn miêu tả bắt đầu bằng tiếng trống thu không, vang vọng rời rạc từng tiếng một. Tiếng trống này báo hiệu giờ khắc của ngày tàn, điểm khắc cho trời sắp tối.

Khung cảnh ngày tàn trong tác phẩm "Hai đứa trẻ"

Khung cảnh ngày tàn trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”

Cùng với đó là “văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”, tiếng “muỗi đã bắt đầu vo ve”.

Có thể thấy rằng, các âm thanh này xuất hiện dường như lại càng nhấn mạnh cho sự tĩnh lặng của buổi chiều tàn này. Có lẽ, khi  nghe những âm thanh này sẽ gợi cho chúng ta cảm giác buồn tẻ, tĩnh lặng mang đậm tính chất dân dã ở vùng nông thôn.

Qua những chi tiết miêu tả mà Thạch Lam đã điểm qua, ta thấy được rằng: Phải là một con người nhạy cảm, yêu quê hương và có cái nhìn tinh tế, sâu sắc thì mới có thể lắng mình cảm nhận những điều bình dị đến như thế.

Tiếp đến, hình ảnh màu sắc của bầu trời, của cảnh vật nơi đây là gam màu đỏ rực như lửa cháy, màu hồng như hòn than sắp tàn của đám mây. Chi tiết trong truyện: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Các hình ảnh này cho thấy một ngày đã đi qua và bóng tối bắt đầu lan dần bởi gam màu đen của dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời. Như vậy, với cách so sánh vô cùng độc đáo, hình ảnh so sánh cụ thể. Cho nên, đã bật tả được màn đêm buông xuống bao trùm lên tất cả.

Bóng đêm đã bắt đầu bao phủ “Các nhà đã lên đèn” những ánh sáng chẳng phải rực rỡ, hay chói lóa như chốn thị thành. Mà nó là hình ảnh của những chiếc “đèn treo trong nhà bác phở Mỹ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách…” những ánh sáng ấy thật yếu ớt như đưa con người ta vào thế giới “hư hư thực thực” một bên sáng và một bên tối.

Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn ta sẽ thấy mùi vị ở nơi này. Đó là một thứ mùi ẩm mốc bốc lên, hơi nóng của ban ngày xen lẫn với của cát bụi quen thuộc nơi này. Đây là cái mùi của quê hương, của đất mẹ nghèo khó, khổ cực. Không chỉ thế đâu, qua ống kính của nhà văn Thạch Lam lia gần xuống dưới mặt đất là những rác rưởi, nào là là vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn cho đến lá mía.

Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hoang vắng, hiu hắt nhưng cũng rất gợi cảm, thơ mộng đã được nhà văn khắc họa bởi những câu văn êm dịu, giọng điệu chậm rãi, nhẹ nhàng thế đấy nhưng đã làm thấm đẫm nỗi buồn của con người trước cảnh ngày tàn.

  • Luận điểm 2: Bức tranh cuộc sống con người lúc chiều tàn (chợ tàn) thế nào?

Hình ảnh mô phỏng hai chị em Liên và An trong "Hai đứa trẻ"

Hình ảnh mô phỏng hai chị em Liên và An trong “Hai đứa trẻ”

Thiên nhiên buồn nhưng đượm chất trữ tĩnh, còn bức tranh về cuộc sống của con người nơi đây vào lúc chiều tà được hiện diện lên như thế nào? Qua ngòi bút của tác giả, đó là những kiếp người tàn, những con người vô cùng bé nhỏ, nghèo khó. Mà điển hình đó là chị em Liên (hình ảnh của Liên và An).

Nhân vật Liên và An là 2 người xuất hiện đầu tiên trong cảnh chiều muộn với một tâm trạng  “buồn man mác” bởi cảnh vãn chợ chiều nơi đây cô quạnh. Hai chị em được mẹ giao cho trông nom cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, thu nhập chẳng đáng là bao nhiêu. Tác giả Thạch Lam đã mạnh dạn đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm của nhân vật Liên (nhân vật trung tâm của truyện).

Cái buồn của cô gái Liên mới lớn “thấm thía vào tâm hồn ngây thơ”, lòng buồn man mác trước giờ khắc ngày tàn. Còn hình ảnh cậu bé An vẫn hồn nhiên như cái tuổi đời của trẻ thơ. Bằng ngòi bút tinh tế của mình, ông đã khơi sâu vào thế giới bên trong của từng nhân vật một cách khéo léo.

Không chỉ dừng lại ở hình ảnh Liên và An trong bức tranh chiều tàn. Mà tác giả Thạch Lam còn khai thác sâu hình ảnh những kiếp người khốn khổ ở nơi phố huyện này:

Hình ảnh của mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ lúc chiều tàn. Từ láy “lom khom” cho thấy sự cơ cực của trẻ con ở nơi này. Đáng lẽ ra ở cái tuổi ấy chúng phải được vui chơi, nô đùa thì lại phải đầu tắt mặt tối vất vả để mưu sinh qua ngày. Có thể nói rằng, dường như gánh nặng cuộc đời cũng đè lên đôi vai của chúng. Hình ảnh của những đứa trẻ được nhà văn điểm qua, với mong muốn lên án xã hội hiện thực chưa thực sự quan tâm tới đời sống của nhân dân đặc biệt là về quyền trẻ em. Thạch Lam cũng như biết bao độc giả khác luôn mong muốn cho các em có được một cuộc sống ấm no, được học hành tử tế và được vui chơi, được có tuổi thơ tươi đẹp. Mặc dù, xã hội ngày nay, đất nước đã phát triển hơn rất nhiều. Tuy nhiên, thực tế thì đâu đó vẫn có những đứa trẻ bất hạnh phải chịu nhiều thiệt thòi, chúng cần nhận được quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng.

Còn hình ảnh mẹ con chị Tí được tác giả miêu tả với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách. Hình ảnh bà cụ Thi thì hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối qua chi tiết: “một bà già hơi điên vẫn mua rượu ở hàng Liên”. Cho đến Bác Siêu với gánh hàng phở – một thứ quà xa xỉ. Và khốn khổ hơn là gia đình của bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.

Cảnh vật trong bức tranh chiều tàn cũng buồn theo

Qua phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tà về hình ảnh con người. Chúng ta thấy được hình ảnh của sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo nàng nơi đây được tác giả điểm qua một cách rõ nét.

Đó còn là hình ảnh của mấy đứa trẻ con nhà nghèo, chúng cũng trạc tuổi như Liên và An vậy nhưng đã phải “lom khom” nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ thứ gì còn dùng được của người bán hàng bỏ lại. Từ láy lom khom cho thấy sự cơ cực của trẻ con nơi này đáng lẽ ở cái tuổi ấy chúng phải được vui chơi, được nô đùa thì lại phải đầu tắt mặt tối vất vả. Tuổi thơ của chúng chỉ toàn là sự nghèo khó. Thạch Lam qua các hình ảnh ấy đã lên án xã hội hiện thực chưa thực sự quan tâm đến đời sống của nhân dân đặc biệt là về quyền trẻ em. Ông cũng như biết bao độc giả luôn mong muốn cho các em có được một cuộc sống ấm no, được học hành và được vui chơi. Trong xã hội ngày nay dù đất nước đã phát triển hơn rất nhiều nhưng ở đâu đó vẫn có những đứa trẻ bất hạnh phải chịu nhiều thiệt thòi mong được sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng.

  • Luận điểm 3: Tâm trạng của nhân vật Liên trước thời khắc ngày tàn dưới ngòi bút của Thạch Lam

Liên cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này” bằng một tâm hồn nhạy cảm. Cảnh ngày tàn cùng với những kiếp người tàn tạ đã gợi cho Liên một nỗi buồn thấm thía. Xót thương những đứa trẻ nghèo nàn nhưng chính bản thân của Liên cũng không có tiền cho chúng. Cho đến việc xót thương mẹ con chị Tí,…

Qua đó, tay thấy được Liên là một cô bé có tâm hồn vô cùng nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Và dĩ nhiên, cô bé này là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình vào trong truyện ngắn này.

Cảnh đợi đoàn tàu của hai chị em Liên và An

Kết bài

Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn của Thạch Lam ta thấy được vẻ trầm buồn hiu hắt của một vùng quê nghèo mà con người luôn quẩn quanh, tẻ nhạt. Qua bức tranh này, tác giả đã gửi gắm bao suy tư của tác giả về quê hương xứ sở bằng văn phong nhẹ nhàng, thanh thoát, câu văn lãng mạn với bút pháp trữ tình đan xen chất hiện thực. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *