Phân tích bức tranh phố huyện trong hai đứa trẻ để thấy được hình ảnh làng quê nghèo với mảnh đời xơ xác, buổi chiều hoàng hôn buông xuống kèm theo nỗi buồn con người.
Bạn đang đọc: Phân Tích Bức Tranh Phố Huyện tác phẩm “Hai Đứa Trẻ” đầy đủ nhất
Phân tích chi tiết bức tranh phố huyện trong hai đứa trẻ
Hai đứa trẻ miêu tả về bức tranh phố huyện nghèo nàn, đượm buồn, với những mảnh đời hiu quạnh. Con người sống trong phố huyện được nhắc đến đều lủi thủi kiếm sống mỗi ngày. Mỗi nhân vật được tác giả phân tích tâm lý sâu sắc, làm lay động lòng người. Hãy cùng phân tích bức tranh phố huyện trong hai đứa trẻ để thấy được hình ảnh con người, thiên nhiên hiu quạnh đến dường nào.
- Luận điểm 1: Khung cảnh ngày tàn
Mở đầu tác phẩm là “tiếng trống thu không” vào thời điểm hoàng hôn buông xuống. Tiếng trống thu không, là kết thúc buổi chiều tại làng quê lạnh lẽo. Con người, cảnh vật, thiên nhiên chuẩn bị đi vào thời gian nghỉ ngơi sau một ngày dài.
Bằng sự sáng tạo của mình, Thạch Lam đã miêu tả tâm trạng con người bằng bức tranh thiên nhiên. “Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. Qua hiện thực trước mắt, tác giả nêu ra những quan điểm, cảm xúc của mình trước cuộc sống khó khăn.
Phân tích bức tranh phố huyện trong hai đứa trẻ để cảm nhận nỗi buồn chung của con người khi hoàng hôn buông xuống. Khung cảnh ngày tàn với tiếng muỗi kêu vo ve, ếch nhái, trống, càng nhấn mạnh, tô điểm cho cái tĩnh lặng của không gian. Phố huyện nghèo, không một tiếng ồn, im lặng đến mức có thể nghe được những âm thanh nhỏ nhất. Chỉ khi đọc chi tiết về bức tranh phố huyện, chúng ta mới thấu hiểu được cảm xúc từng nhân vật.
- Luận điểm 2: Cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện
Tiếp theo là hình ảnh, màu sắc của không gian với “phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rơ rệt trên nền trời”. Không gian buổi chiều hoàng hôn đẹp đẽ, nhưng lại vô cùng lặng lẽ, ảm đạm. Hình ảnh gợi lên nét buồn của con người, kết thúc một ngày bình thường, tĩnh lặng như mọi ngày. Hình ảnh “dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rơ rệt trên nền trời” là bức tranh quê nghèo quen thuộc. Dãy tre thể hiện sự bình dị, mang nét rất riêng của dân tộc Việt Nam.
Phố huyện nghèo, hình ảnh con người cũng không vội vã, bức tranh quê thật bình yên. Cảnh chợ tàn, con người về nhà sau 1 ngày làm việc, tiếng ồn ào của chợ cũng mất. Dư âm còn đọng lại là “trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Không gian im ắng, khung cảnh chợ buồn, trống vắng, làm lòng người thêm chán nản.
Thông qua việc phân tích bức tranh phố huyện trong hai đứa trẻ, chúng ta sẽ hiểu được tại sao Liên và An luôn đợi tàu đến mỗi đêm. Hình ảnh con người nơi phố huyện hiện lên với hình ảnh “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại”. Hình như cuộc đời này quá khắt khe, kể cả những đứa trẻ con mới lớn. Cuộc sống của chúng quá nghèo nàn, nặng nề đè nặng lên đôi vai, trách nhiệm chúng phải làm việc.
Mẹ con chị Tý với gánh hàng nước đơn giản, ít người ghé hỏi. Bà cụ Thi thẩn thơ mua rượu vào lúc tối muộn, và hình bóng bà “đi lần vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”. Bác Siêu bán phở, tuy nhiên “ở cái huyện nhỏ này, quà bác Siêu bán là một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền”. Tiếp đến là gia đình bác Xẩm, với giọng ca tiếng đàn, nhận thưởng từ khách qua đường. Chợ tàn và kiếp người sống ở phố huyện cũng hẩm hiu, sự nghèo đói, thiếu thốn bao phủ.
- Luận điểm 3: Tâm trạng của Liên trước thời khắc ngày tàn
Khi bức tranh phố huyện trong hai đứa trẻ, ta thấy tâm trạng của nhân vật Liên và An trước khoảnh khắc ngày tàn cũng thật buồn tủi.
Liên cảm nhận chi tiết đến mùi của đất, quê hương, cô thật nhạy cảm. Sau 1 ngày tàn, kiếp người nơi phố huyện cũng thê thảm, Liên buồn thấm thía. Liên là cô gái tốt bụng, cô động lòng thương trước những đứa trẻ tội nghiệp. Tuy nhiên, “chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó”. Đây là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, có ước mơ, biết quan tâm người khác. Thạch Lam muốn dùng nhân vật Liên để diễn tả nỗi lòng, tâm tư của mình.
Kết bài
Phân tích bức tranh phố huyện trong hai đứa trẻ để thấy được những mảnh đời tàn. Bức tranh phố huyện thật buồn, hẩm hiu, vùng quê nghèo, con người với những số phận tẻ nhạt. Bài văn với nghệ thuật miêu tả sáng tạo, đi sâu vào lòng người. Bức tranh phố huyện hiện thực trước mắt và tâm tư, ước mơ con người thật mơ hồ.
Hãy đón đọc những bài phân tích hay, sáng tạo tại Phantich.com.vn mỗi ngày. Đừng quên chia sẻ những kiến thức hay này để các em học sinh tham khảo hỗ trợ học tập một cách tốt nhất khi tìm kiếm bài văn mẫu.