Phân tích Cảnh ngày hè của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi

“Cảnh ngày hè” là một trong những bài thơ nổi tiếng của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên ngày hè tươi đẹp, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả. Bài phân tích cảnh ngày hè sẽ cho thấy rõ điều đó.

Bạn đang đọc: Phân tích Cảnh ngày hè của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi

Phân tích cảnh ngày hè chi tiết

Mở bài

Nhà thơ Nguyễn Trãi được biết đến là người anh hùng dân tộc và nhà thơ nổi tiếng với nhiều tác phẩm hay với nhiều thể loại khác nhau. Trong đó có lẽ tất cả chúng ta đều biết đến và ấn tượng mạnh mẽ với bài “Bình Ngô đại cáo” của ông. Và với thể loại thơ, “Côn Sơn ca” là tác phẩm thật đẹp, thật buồn và cũng dễ đi vào lòng người.

Ngoài ra, tất nhiên trong các sáng tác nổi bật của ông, ta không thể không kể tới tác phẩm thơ “Cảnh ngày hè”. Bài phân tích cảnh ngày hè sẽ chỉ ra cái đẹp, cái giá trị trong tác phẩm của ông.

Bài thơ “Cảnh ngày hè” được tác giả sáng tác trong thời gian cáo quan về ở ẩn. Qua bài thơ, ông miêu tả bức tranh mùa hè ở miền quê nơi ông và cũng ẩn chứa nỗi lòng phiền muộn chưa được giải bày của ông.

Thân bài phân tích cảnh ngày hè chi tiết

  • Luận điểm 1: Bức tranh miền quê yên bình nơi Nguyễn Trãi ở ẩn

Sau khi cáo quan về quê ở ẩn, Nguyễn Trãi có cuộc sống thanh bình, yên ả. Cuộc sống này được ông miêu tả ngay ở câu thơ đầu của “Cảnh ngày hè”:

Rồi hóng mát thuở ngày trường

“Hóng mát”, động từ thể hiện phong thái thư thả và cuộc sống yên ả, bình dị của Nguyễn Trãi nơi miền quê. Sau những năm sống ở chốn quan trường nhiều chuyện thị phi, đấu tranh và bất công, ông lựa chọn trở về quê, lánh xa việc nhà binh mà chọn sống gần gũi, giao hòa với thiên nhiên.

Dù rằng trong câu thơ đầu tác giả không nói đến thời gian, nhưng người đọc dễ nhận ra đó là mùa hè. Và dù câu thơ không thể hiện bất cứ sự lo âu nào, nhưng người đọc ắt hẳn đủ tinh nhạy để nhận ra được rằng, nhà thơ đang ôm tâm sự trong lòng. Ông đã rời xa việc việc nước, việc quân binh nhưng ông vẫn còn nhiều nỗi chưa nguôi ngoai.

Tiếp đến những câu thơ sau, Nguyễn Trãi vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh mùa hè đầy màu sắc:

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Bức tranh mùa hè ấy thật nhiều màu sắc, cảnh vật thiên nhiên đan cài, làm nổi bật cho nhau và tạo nên một mùa hè đầy sức sống. Với những cây hòe, cây thạch lựu, cây hồng thì đích thị mùa hè đã ở đây. Những loài cây này với màu sắc rực rỡ đã mang đến một không gian vô cùng sôi động và cũng thật sinh động. Dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi, vẫn là khu vườn mùa hè thường ngày nhưng nay tràn trề sức sống, một khu vườn mà ai cũng đều mơ ước được tận hưởng.

Những lời thơ tả cảnh mùa hè có thể thật lãng mạn, nhưng đằng sau đó, ở những câu thơ tiếp theo, độc giả sẽ nhận thấy sau bức tranh làng quê ngày hè là tấm chân tình giản dị, mộc mạc mà Nguyễn Trãi dành cho quê hương đất nước.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Dụng ý nghệ thuật khi đảo trật tự cú pháp, đặt động từ láy “lao xao” lên trước đã giúp người đọc hình dung ra sự tấp nập, nhộn nhịp của khung cảnh làng quê, nơi ông đang ở ẩn. Như chúng ta đều biết, “Chợ” luôn gắn liền với sự bình yên, cuộc sống bình dị mà thịnh vượng của dân chúng. Khi chợ đông nghĩa là làng quê, đất nước no ấm, hạnh phúc. Còn chợ tàn thì cảnh vật đìu hiu và cũng là cảnh đất nước suy tàn. Câu thơ miêu tả chợ quê, nhưng là tiếng lòng mong mỏi đất nước luôn bình an, dân luôn no đủ của vị anh hùng nặng lòng với dân tộc Nguyễn Trãi.

  • Luận điểm 2: Lý tưởng của cuộc đời Nguyễn Trãi

Phân tích cảnh ngày hè ở những đoạn thơ đầu, ta được tận hưởng một không gian mùa hè rực sáng. Nhưng ở hai câu cuối của bài thơ, Nguyễn Trãi thể hiện nguyện vọng, lý tưởng lớn mà cả cuộc đời ông ấp ủ, theo đuổi và lúc này đây, khi về ở ẩn vẫn không ngừng mong mỏi.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương

Để tỏ nỗi lòng mình, tác giả đã mượn điển tích điển cố  thời vua Nghiêu, vua Thuấn cai trị đất nước thái bình, dân ấm no hạnh phúc. Thời xa xưa đó, vua Thuấn đã sáng tác khúc đàn “Nam Phong” mang giọng điệu sôi nổi, thể hiện sự ấm êm, bình dị của dân chúng. Bởi thế cho nên, Nguyễn Trãi muốn mượn tiếng đàn ấy để nguyền cầu, để ước mong cho nhân dân luôn được hưởng thái bình, được bình an, hạnh phúc. Niềm mong mỏi ấy của một anh hùng đã bế quan thật đáng trân trọng biết bao!

Kết luận

Phân tích cảnh ngày hè có thể thấy, đây là một bài thơ ngắn nhưng cái tài của tác giả là không chỉ vẽ một bức tranh cảnh vật miền quê khoe sắc ngày hè, mà còn giải bày tâm sự ôm trong lòng của một nhân sĩ ở ẩn vẫn nặng lòng vì dân, vì nước. Bài thơ vì thế để lại ấn tượng trong lòng người đọc bởi sự đẹp đẽ của thiên nhiên, sự giao hòa với thiên nhiên của tác giả và hơn hết là vì tấm lòng, tâm tư đáng quý của vị anh hùng Nguyễn Trãi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *